Đề bài:
Viết bài văn (dài khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
"Trong thế giói khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” (Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giời phòng chống AIDS)
Bài làm:
1. Gợi ý làm bài:
a) Yêu cầu về nội dung:
- Luận đề: Biện pháp quan trọng phòng chống đại dịch HIV/AIDS
- Các luận điểm
+ Hiện nay, đại dịch AIDS đang hoành hành khốc liệt (nêu ngắn gọn sau khi giải thích AIDS).
+ Để đẩy lùi AIDS, chúng ta cần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ người bệnh.
+ Cả người bị AIDS và người chưa mắc bệnh cần lên tiếng chống AIDS, im lặng sẽ dẫn đến cái chết,
b) Yêu cầu về cách viết:
- Bố cục: ở Thân bài sau khi giải thích ngắn gọn thế nào là bệnh AIDS, nên lần lượt trình bày ba luận điểm như ở phần yêu cầu nội dung nêu trên.
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và cảm nghĩ riêng.
- Dẫn chứng và phương thức biểu đạt: dùng tư liệu thực tế và cách diễn đạt vừa gân guốc, rắn rỏi vừa biểu cảm mềm mại để thuyết phục người đọc, đúng đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Tham khảo bài viết dưới đây:
Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, nguyên Tổng Thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã gửi một bản thông điệp đến toàn thế giới. Theo tôi, trong bản thông điệp đó, ông đã đưa ra một ý kiến rất đáng bàn luận: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch làm cho người bệnh rất dễ dàng bị tử vong. Hiện nay HIV/AIDS là đại dịch hoành hành khóc liệt cuộc sống của nhân loại. Trong những năm qua mỗi phút trên thế giới có khoảng 10 người chết vì HIV/AIDS. AIDS đã và đang đe dọa cuộc sống của mỗi người chúng ta. Do vậy, ý thứ nhất của Cô-phi An-nan nêu ngay một việc rằng: “Trong thế giới khóc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ”. Chúng ta không nên có sự kì thị, phân biệt đốì xử với những người bị AIDS. Chính sự kì thị đó đã đẩy con người ngày càng xa nhau hơn. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết về bệnh AIDS của cả những người khỏe mạnh lẫn những người mắc bệnh. Điều đó làm người bình thường xa lánh, sợ hãi trước người bị AIDS, còn người bệnh thì tự ti, rụt rè, trôn sâu trong vỏ bọc của mình. Việc thứ hai, ông An-nan nhấn mạnh là sự “im lặng” của cả hai bên “đồng nghĩa với cái chết”. Người mắc bệnh buông xuôi “im lặng” không biết chăm sóc bản thân, sẽ đến với tử thần rất nhanh, người không bị bệnh cũng “im lặng”, không chịu tìm hiểu kĩ về AIDS để có thể bảo vệ bản thân, lỡ nhiễm bệnh rồi cũng đô'i mặt với “cái chết”. Vậy, tôi và các bạn, chúng ta cần phải làm gì?
Thật rõ ràng, chúng ta cần phải “lên tiếng”, cần phải hành động ngay từ bây giờ để có thể bảo vệ bản thân và giúp những người bị AIDS có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo đều có nhiều tư liệu về HIV/AIDS, ta có thể tìm kiếm rất dễ dàng. Khi tìm hiểu kĩ về AIDS, ta sẽ biết được thực chất nguyên nhân gây bệnh là gì, con đường lây truyền ra sao, từ đó ta có thể biết để phòng tránh. Chính những người bị AIDS cũng cần hiểu rõ về căn bệnh của mình. Dù cho họ đã mắc bệnh nhưng họ vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của mình thêm trên 30 năm nữa. Người bị AIDS vẫn có thể làm những việc có ích cho xã hội. Thực tế bây giờ, có nhiều tổ chức được lập ra nhằm giúp đỡ những người bị AIDS và giáo dục, tuyên truyền cho mọi người về AIDS. Nhiều tổ chức đó do chính người bị AIDS lập nên. Không chỉ do những tổ chức phi chính phủ giúp đỡ người bị AIDS, Đảng và Nhà nước ta cũng đã mở nhiều hoạt động tìm hiểu, giúp đỡ người bị AIDS. Trong thời đại thông tin phát triển như vũ bão, bạn có thể tìm kiếm bất cứ điều gì bạn muốn trên mạng internet. Rõ ràng, tôi, các bạn, chúng ta hoàn toàn có thể biết đầy đủ về AIDS để có thể phòng tránh nó, và giúp đỡ những người bị bệnh. Nhìn vào thực tế hiện nay tôi thấy một sô' người vẫn không thể mở lòng, dang rộng vòng tay với những người bị AIDS. Họ có thể là những người thuộc tầng lớp cao tuổi vẫn mang trong mình những suy nghĩ lạc hậu, hoặc có thể là những người chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin, hiểu biết về AIDS. Từ đó, tôi có ý thức được nhiệm vụ của thế hệ trẻ ngày nay. Không chỉ quan tâm chăm sóc bản thân mà còn phải biết lo lắng, san sẻ tình thương với người bị AIDS. Chúng ta phải tích cực tuyên truyền cho mọi người, ai cũng hiểu về AIDS, để xóa đi khoảng cách giữa ta và họ. Chúng ta hãy làm theo lời “thông điệp” của nguyên Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Vì đó là biện pháp quan trọng để chống lại AIDS.
Đại dịch HIV/AIDS là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến giống nòi, sự tồn vong của nhân loại. Chúng ta, tôi và các bạn phải chung tay, góp sức hành động nhằm ngăn cản đại dịch này. Đã đến lúc cần lên tiếng, hành động để bảo vệ bản thân, mọi người; để giúp đỡ những người bị AIDS, để xóa nhòa ranh giới giữa người với người do chính chúng ta lập nên. Tất cả vì một ngày mai tươi sáng hơn!