Anh (chị) hãy tìm một số câu văn có cách ví von, so sánh và lí giải sức hấp dẫn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong bút kí này, đúng là Hoàng Phủ Ngọc Tường có những cách ví von, so sánh, liên tưởng sáng tạo bất ngờ, hấp dân người đọc. Chẳng hạn như:

- "Phía đó, nơi cuối đường, nó (sông Hương - NBS) đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non".

Ai đã đến Huế ít nhiều đều có ấn tượng về cây cầu Tràng Tiền có hình dáng khá đặc biệt: như những chiếc lược xếp liền nhau cầu cong như chiếc lược ngà - Sông dài mái tóc cung nga huông hờ - Nguyễn Bính, vài nét Huế). Và có lẽ vì vậy, ai đi thuyền trên sông Hương từ xa nhìn về phía cầu Tràng Tiền đều thấy cây cầu "in ngần trên nền trời" - chân trời. Và tác giả ví von ấy trước hết là lột tả rất đúng hình dáng độc đáo của cầu Tràng Tiền, nhưng có lẽ điều quan trọng hơn là nó đã gợi được sự thanh mảnh, dịu dàng, thơ mộng của sông Hương, của xứ Huế.

- "Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến, đường cong ấy làm cho sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói của ra của tình yêu".

Như nhiều người đều biết, phần sông Hương chảy qua thành phố Huế có đoạn dòng sông uốn lượn tạo thành một cánh cung. Như vậy, trước hết câu văn trên đã tả rất đúng dòng chảy của sông Hương đoạn từ cồn Giã Viên đến cồn Hến. Nhà văn ví dòng chảy ấy, đường cong ấy, "như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu". Đây là cách ví von độc đáo, sáng tạo. Câu văn viết về dòng sông nhưng không chỉ nói được về dòng sông mà còn nói được về con người - những cô gái Huế dịu dàng, thướt tha, đa tình mà e lệ, kín đáo. Khi đã yêu, họ có ngôn ngữ riêng. Một ánh mắt, một nụ cười,... có thể là tín hiệu của sự thuận tình, đâu có phải lúc nào cũng cần đến tiếng "vâng".

BÀI CÙNG NHÓM