Trong tác phẩm Tùy Viên thi thoại nhà phê bình văn học Viên Mai viết: Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cái tôi của một số nhà thơ mới của phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945)
1. Giải thích nhận định
- Làm người không nên có cái tôi là bởi vì cái tôi ở đây được hiểu là biểu hiện của tư tưởng cá nhân, ích kỉ nhỏ bé tầm thường đáng lên án.
- Làm thơ không thê không có cái tôi được hiểu là cái tôi xúc cảm là cá tính sáng tạo của nhà thơ.
- Ý kiến của Viên Mai nhấn mạnh đến cái tôi làm thơ. Ý kiến này đề ra yêu cầu đổi với người làm thơ phải thể hiện được phong cách trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải khẳng định được dấu ấn cá nhân chủ quan của mình trong thơ. Ý kiến này xuất phát từ đặc trưng của thơ và yêu cầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
+ Thơ chính là sự thể hiện mình một cách trực tiếp và chân thành nhất. Thơ chính là tiếng lòng của nhà thơ vậy.
+ Khi có những xúc cảm trào dâng mãnh liệt nhà thơ lại tìm đến thơ để giải bày sẻ chia.
+ Xúc cảm trong thơ không phải là của ai khác mà chính là nhũng băn khoăn trăn trở những tình cảm suy nghĩ của chính nhà thơ trước con người và cuộc đời. Cho nên làm thơ không thể không có cái tôi.
+ Sáng tác thơ chính là một thứ sàn xuất đặc hiệt và cả thê do chính cá nhân thi sĩ làm (Xuân Diệu).
+ Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà thơ phài có phong cách rất riêng, độc đáo - “cái tôi” thể hiện trong sáng tác của mình nếu không nhà thơ sẽ tự phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình cũng như tác phẩm của họ cũng chỉ là bản sao của người khác hoặc chỉ là những sản phẩm chung chung mờ nhạt. Thơ ca chỉ có giá trị khi in đậm cá tính sáng tạo cái tôi xúc cảm của chính nhà thơ, giống như khi dàn đồng ca cất lên vẫn thánh thót nhưng giọng điệu riêng không trộn lẫn.
- Cái tôi trong làm thơ thể hiện ở các phương diện của nội dung và hình thức trong tác phẩm.
2. Phân tích và chứng minh
- Điểm qua sự ra đời của phong trào thơ mới là sự trỗi dậy và khẳng định của cái tôi trong thơ.
- Điểm qua các gương mặt của phong trào thơ mới (trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: trong dàn đồng ca của thơ mới...).
- Lựa chọn một số cái tôi của phong trào thơ mới.
a. Cái tôi Xuân Diệu thể hiện qua bài thơ Vội vàng - Cái tôi xúc cảm đắm say, yêu đời yêu cuộc sống cuồng nhiệt khát khao giao cảm với đời.
- Cái tôi lo sợ và ám ảnh trước bước đi, trôi chảy của thời gian.
- Cái tôi ham mê khát khao giải phóng, thể hiện ái tình.
- Cái tôi khát khao đổi mới trong nội dung lẫn hình thức thể hiện.
Chú ý nhấn mạnh yếu tố riêng khi phần tích nội dung và các phương diện của hình thức.
b. Cái tôi Huy Cận qua bài Tràng giang
- Cái tôi ám ảnh trước không gian và mang mối sầu vạn kỉ.
- Cái tôi tìm đến lối diễn đạt mang màu sắc cổ điển nhưng gửi gắm nồi niềm cái tôi mang hơi thờ của thời đại.
c. Cái tôi Hàn Mặc Tử với "Đây thôn Vĩ Dạ" - Cái tôi khát khao sống khát khao yêu, khát khao hạnh phúc nhưng lúc nào cũng gắn liền với nỗi đau với nỗi ám ảnh chia lìa, sự mặc cảm số phận.
- Hình ảnh thơ tươi sáng nhưng mạch thơ vận động theo chiều càng hư ảo khó nắm bắt.
Lưu ý: Trong quá trình làm bài thí sinh cần bám sát văn bản phân tích chỉ rõ cái tôi biêu hiện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được gương mặt riêng của các nhà thơ.
3. Bình luận
- Ý kiến xác định yêu cầu cần có của người nghệ sĩ là phải tạo được dấu ấn phong cách riêng của mình trong con đường sáng tạo nghệ thuật của mình.
- Đồng thời chì dẫn cách xác lập, thẩm định tư cách nghệ sĩ của nhà văn cho người đọc.