“Vợ chồng A Phủ” là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới của ông. Tác phẩm gồm ba truyện, viết về cuộc sống của ba dân tộc ít người khác nhau cùng tụ cư tại vùng cao Tây Bắc. Tác phẩm đã thể hiện đặc sắc cuộc sống của đôi thanh niên nam nữ Mèo, Mị và A Phủ, trong suốt quá trình họ bị phong kiến thực dân áp bức đến khi giác ngộ Cách mạng. Dấu ấn đậm nét nhất trong lòng bạn đọc ehính là đời sống nội tâm nhân vật Mị đã được Tô Hoài dụng công khắc họa trong đoạn trích diễn biến tâm trạng Mị ở nhà thống lí Pá Tra khi mùa xúân đến cho tới đêm mùa đông định mệnh, Mị cởi dây trói cứu A Phủ.
Trước khi đến với đời sống nội tâm của nhân vật Mị ở trích đoạn này, ta hãy ngược dòng thời gian tìm hiểu về cuộc sống đầy bi thương của cô gái Mèo xinh đẹp trước đó
Mị là cô gái có nhan sắc, yêu đời, tâm hồn đẹp của nàng ăm ắp khát vọng hạnh phúc, lại chăm chỉ và thật hiếu thảo. Nhưng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Hủ tục cho vay nặng lãi và xiết nợ đã biến Mị thành “món hàng” gán nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Để rồi từ đây, cuộc đời Mị rơi vào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Sự kiện Mị làm con dâu gán nợ nhà thống lí Pá Tra giống như “thanh nam châm” hút toàn bộ nỗi khổ đau đời Mị lại. Xu hướng khám phá nhân vật - số phận của Tô Hoài có cơ hội dựng lên một bản cáo trạng qua một cuộc đời: món nợ nhà giàu truyền kiếp đã cướp trắng cả tuổi trẻ dào dạt khát vọng của Mị. Nhà văn dựng lên những phép so sánh thật đau đớn: Mị là con trâu, con ngựa (so sánh tương đồng), thậm chí không bằng con ngựa (so sánh đòn bẩy). Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thủ pháp “vật hóa” nhưng không mang hiệu quả trào phúng mà để cực tả nỗi đau: kiếp người là kiếp vật.
Mị tốt đẹp thế, mà lại cơ cực thế. Đó là một nghịch lí. Nghịch lí này bao chứa hai tầng nghĩa: Thứ nhất, nó chân thực, nên hé mở một bút pháp không đơn điệu. Thứ hai, nó hé mở tiếp một sức cảm thống lớn. Nghệ sĩ chân chính là người biết cảm thống với những kiếp sống bé mọn nhất-, những phần đời đau đớn, tồi. tệ nhất. Có sống gần những con người cùng khốn, Nam Cao mới cảm nhận hết cơn quằn quại, hoảng loạn đời Chí Phèo, Tô Hoài mới khám phá ra cái mất lớn nhất của Mị: đánh mất tình đồng loại trong thái độ thản nhiên, tàn nhẫn trước cái chết đang ập xuồng đầu A Phủ. Cái mất ghê ghớm ấy hé mở một lời cáo trạng dữ dội mà Mị là nhân chứng về sự bị tước đoạt quyền sống đến triệt để.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó liệu tác phẩm của Tồ Hoài có đọng lại bền lâu trong kí ức bạn đọc đến thế không? Cái tài và cái tâm của nhà văn nằm ở thủ thuật tạo sức nén cho nhân vật trỗi dậy. Diễn biến tầm trạng nhân vật Mị đã cho thấy sự vùng lên quyết liệt với hai đột biến lớn: đêm tình mùa xuân (muôn đi chơi) và đêm đông trên núi cao (cứu A Phủ).
Mùa xuân đến. Mùa xuân đẹp nhất trong năm mang lại cho con người hi vọng, ước mơ, là mùa của lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu. Tuy nhiên, sống trong nhà thống lí Pá Tra với tư cách là con dâu gạt nợ, làm việc quần quật như súc nô, Mị không có quyền vui chơi lễ hội. Nhưng những tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng khèn đêm hội vân vang vọng đến căn buồng tăm tối của Mị, đánh thức ở Mị khát vọng được sống, được vui chơi như bao thanh niên khác mà bấy lâu tưởng như những khát vọng ấy đã chết lịm từ bao giờ.
Từ một tâm trạng lặng lẽ, u uẩn, một cuộc sống vô vị như cái máy, không có quá khứ, không có hiện tại và không có tương lai, Mị nghe tiếng sáo tha thiết gọi bạn mà hồi tưởng những ngày hồn nhiên, tươi trẻ thuở xưa. Ngày ấy: “Mị thổi sáo giỏi. Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo” đến nỗi biết bao trai làng “đi theo Mị hết núi này sang núi khác”. Tiếng sáo đó giúp Mị nhận ra một điều tưởng như đã chìm vào quên lãng, rằng ngày xưa Mị cũng là một cô gái tài hoa, tươi trẻ, hồn nhiên và xinh đẹp, cũng làm say đắm lòng người. Thế mà bây giờ...
Tiết xuân, những âm thanh vui vẻ của đám hội và hồi tựởng về tuổi mộng mơ đã làm Mị như sống lại, Mị thấy yêu đời. Đánh thức một tâm hồn chai lì như vậy đâu phải là dễ nếu không có mùa xuân với sức sống của đất trời, với những tình yêu đôi lứa và nếu như bản thân Mị không có một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt! Sức sống đó đã bị nhà Pá Tra bóp chết từ khi Mị mới bước chân về làm dâu, không để cho nó có cơ hội nào nhen nhúm lại. Bây giờ nó bắt đầu bừng lên khi Mị thấy yêu đời: “Mị thấy lòng mình vui sướng lại. Mị còn trẻ, Mị vẫn còn trẻ". Mị đã tìm được niềm vui dù mơ hồ, Mị thấy được tuổi trẻ của mình vẫn còn, Mị bắt đầu thấy thời gian quý giá và cần phải hưởng trọn vẹn niềm vui chứ không thể để tất cả buông xuôi như bấy lâu nay nữa. Nếu như lúc trước Mị hoàn toàn mờ Mịt về thời gian, Mị không nhớ mình về đây lúc nào vì suốt năm suốt tháng đầu tắt, mặt tối thì bây giờ Mị đã có ý niệm về thời gian. Mị ý thức được đây là mùa xuân và mình phải được hưởng niềm vui của mùa xuân. Những tiếng sáo thiết tha, bồi hồi, thúc giục Mị. Từ ý nghĩ: “mình cũng là con trâu, mình củng là con ngựa”, chỉ biết “sống như con rùa lùi lũi ở xó cửa”, Mị muốn có cái quyền đơn giản như bao người khác: “Mị muốn đi chơi”. Đôi với Mị đây là một sự thay đổi lớn lao mà vẫn còn kịp lúc, tuy bắt nguồn từ những cảm xúc nhất thời nhưng nó chứng tỏ Mị vẫn còn là một con người. Hễ là con người thì cũng biết vui xuân, vui Tết, thổi sáo, đánh pao, nhảy múa... như bao người khác chứ!
Chính sự thay đổi đó làm A Sử ngạc nhiên vì dưới mắt hắn, Mị chẳng khác nào súc nô. Hành động trói Mị tàn nhẫn của hắn tuy giam giữ được thể xác Mị song không thể giam giữ được tâm hồn Mị: “Lòng Mị vẫn rập rờn tiếng sáo”. Tai Mị vẫn lắng nghe tiếng sáo từ ngoài bãi vọng vào. Tâm hồn Mị bây giờ như chơi vơi trong mộng tưởng, vượt qua núi đồi, trở về với thời xa xưa của một hình bóng tươi tấn, tài hoa. Sức sống trỗi dậy làm Mị phơi phới, mơ mộng trong thoáng chốc nhưng rồi nó lại kéo Mị về với thực tại. Chính sức sống của Mị buộc Mị phải nghĩ đến liệu Mị có duy trì được sự sống này hay không? Mị đã biết sợ chết; “Mị thử cựa mình, các dây trói xiết lấy người đau như đứt từng mảng thịt”. Nhớ đến người chị dâu cũng bị trói chết, Mị sợ. Và một khi người ta biết sợ chốt thì người ta càng thêm yêu cuộc sống. Mị cũng vậy.
Bên cạnh tâm trạng trong đêm mùa xuân đã một lần khơi dậy sức sống mãnh liệt vốn đã tiềm tàng trong con người Mị, ta không thể quên, đột biến lổn nhất, đủ sức làm đổi thay một kiếp người là cái đêm mùa đông ấy, Mị cứu A Phủ. Đột biến này đặt ra nhiều thử thách lớn với cây bút hiện thực tâm lí Tô Hoài. Ông đã tỏ ra khá chắc tay trong việc miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật Mị ở lẩn đột biến thứ hai này.
Mị khởi đầu trong trạng thái thản nhiên đáng sợ: “Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nêu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, củng thế thôi”. Tâm hồn người đàn bậ vốn nhân hậu ấy đã rơi vào trạng thái vô cảm, tê dại - chứng tích của tình trạng bị “chai lì” cảm xúc.
“Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ đã làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị: “Mị chợt nhớ năm trước A Sử trói Mị...”. Thương mình, thương người, tình thương gọi tình thương tạo sức mạnh phi thường. Ý nghĩ: “người kia việc gì mà phải chết cứ thôi thúc Mị”.
Lòng thương người mạnh mẽ, lấn át cả nỗi thương thân đó là quy luật của lòng nhân hậu. Chính điều này làm Mị chiến thăng nỗi sợ, dẫn Mị tới hành động đột ngột mà tất yếu: rút dao cắt dây trói cứu A Phủ.
Cái sợ lại ập xuống, nhưng thúc đẩy bản nãng tự vệ tích cực của Mị: chạy theo A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cắt dây trói cứu cuộc đời mình. Từ đây, cuộc đờí Mị bước sang trang mới với niềm vui của hạnh phúc lứa đôi được sưởi chiếu dưới ánh sáng cách mạng.
So với lần một, sự quẫy đạp lần hai của Mị triệt để hơn. Lần trước: số phận đứng im; lần sau: bản năng quyết liệt đã giở một trang mới trong đời.Mị. Tự do đang hé cười, đón đợi. Sự diễn tả hợp lí những nghịch lí diễn biến tinh vi trong hồn người đã giúp Tô Hoài phần nào đạt đến cái gọi là “phép biện chứng tâm hồn”, nên Mị hiện ra không đơn giản mà đầy mâu thuẫn, gây những bất ngờ thú vị mà vẫn hoàn toàn hợp lí, phản ánh đúng bản chất hiện thực.
Cùng viết về số phận con người bị đọa đầy, áp bức, các nhà văn hiện thực lớp trước như Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố... tuy đã có cảm nhận sâu sắc với số phận của họ mà cũng là của tất cả dân tộc bị áp bức, bị tước đoạt quyền sống nhưng chưa mở ra cho họ một lối thoát, một tương lai. Từ hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc, từ những điểm nhìn cận cảnh khi cùng bộ đội đi giải phóng vùng Tây Bắc, với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, Tô Hoài đã cho nhân vật của mình tự cởi trói để đến với cách mạng. Đây là nét đặc sắc của nghệ thuật phân tích chiều sâu tâm lí nhân vật tạo nên sức hấp dẫn độc đáo của tác phẩm.
Ngòi bút Tô Hoài đã nâng niu từng nét diễn biến tâm lí, từng bước trỗi dậy trong tâm hồn Mị. Thành công của tác giả là đã tái hiện chân thực và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tăm tối vươn ra hạnh phúc, ánh sáng của một thê' hệ thanh niên dân tộc Hmông mà đại diện tiêu biểu là nhân vật Mị. Chính quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của Mị qua hai lần đột biến tinh thần đã đưa Mị đên với hành động cụ thể mang tính nhân văn sâu sắc: cắt dây trói cứu A Phủ. Và phải chăng sức chinh phục của thiên truyện nằm ở cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thế giới nội tâm; ở đó tâm lí con người luôn vận động và phát triển theo hướng tích cực.