Viết về nhân dân, viết về cuộc đời rộng lớn, đó là sứ mệnh thiêng liêng của nền văn học Việt Nam. Sứ mệnh ấy đã trở thành niềm khát vọng, niềm hạnh phúc đối với các nhà thơ lãng mạn - những người đã từng chìm sâu trong cái “tôi” nhỏ bé bế tắc. Để diễn tả niềm khát vọng và hạnh phúc ấy, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên bài thơ đặc sắc và độc đáo “Tiếng hát con tàu” - một bài thơ tiêụ biểu của tập “Ánh sáng và phù sa” viết năm 1960.
Tây Bắc là chiến trường từng diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa ta và Pháp, nổi tiếng nhất là trạn “Điện Biên lừng lẫy địa cầu”. Như Tố Hữu đã từng viết “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Hoà bình lập lại vào những năm 1959 - 1960, chúng ta có phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở Tây Bắc, làm giàu cho Tổ quốc. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã có mặt trên chuyên đi này và đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh cuộc sống tươi xanh ấy. Là nhà thơ Huy Cận với “Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc”, là Nguyễn Khải với “Mùa lạc”, Là Nguyễn Tuân với “Sông đà”, hay như “Lên miền Tây” của nhà thơ Bùi Minh Quốc:
“Xe chạy nghiêng nghiêng trào dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi miền Tây dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Dẫu xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở Thủ dô mà dạ dể mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn”
Trước Cách mạng, Chế Lan Viên đã từng đắm chìm trong cái “tôi”cô đơn bé nhỏ, bế tắc. Ông từng muôn xin “một vì sao trơ trọi cuối trời xa, để trên đó ngày đêm ta lẩn tránh”. Thế nhưng, khi gặp “ánh sáng của tư tưởng”, “phù sa của cuộc đời” ông đã cảm thấy như mình được cứu thoát, tâm hồn thơ Chế Lan Viên như “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, tâm hồn thơ ấy đã luôn trăn trở, phấn đấu để hoà cái “tôi” nhỏ bé vào cái “ta” rộng lớn, muôn hướng cả tâm hồn mình về với nghệ thuật chân chính. Giờ phút ấy đối với Chế Lan Viên như một sự giác ngộ chân lý, giác ngộ một lẽ sống lớn. Hiện thực đã khởi nguồn cho cảm hứng vút bay, hồn thơ cùa nhà thơ đã trở thành con tàu tâm tưởng tràn đầy khát vọng, đang háo hức lên đường và muốn mở hết tốc lực trong hành trình đến với nhân dân, đến với đâ't nước. Nhan đề “Tiếng hát con tàu” như một hình ảnh tư tưởng chủ đạo, tuy bài thơ được viết khi Chế Lan Viên đang nằm trên giường bệnh và đây chỉ là một chuyến đi trong tâm tưởng nhưng hình ảnh con tàu ấy đã trở thành biểu tượng cho khát vọng lên đường, đi xa, trở về với cuộc sông rộng lớn của đất nước và nhân dân, trờ về với những kỷ niệm đẹp đẽ, thắm thiết, trở về với ngọn nguồn của thơ ca chân chính
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Với Chế Lan Viên, Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc mà còn là Tổ quốc bao la, là cuộc sống rộng lớn của nhân dân trên mọi miền đất nước đang vẫy gọi. Ngay từ những câu thơ đề từ, Chế Lan Viên đã tạo nên ý nghĩa và cảm hứng chủ đạo cho toàn bài thơ. Câu thơ mở đầu của khổ thơ đề từ súc tích nhưng cũng đã khẳng định được tư tưởng chính của tác giả khi viết bài thơ này. Không chỉ riêng Tây Bắc mà bất kỳ một vùng đất nào của Tổ quốc, nơi đã đế’ lại rât nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa yêu thương trong kháng chiến chông Pháp, nơi có cuộc sống cần lao của nhân dân, nơi đang mong đợi những cánh tay và tấm lòng đến để khai phá, xây dựng đều có một sức hấp dẫn và lôi cuốn với tất cả các nhà thơ. Tố Hữu ngày ấy cũng đã từng viết:
“Đi ta đi, khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì
Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi"
Người nghệ sỹ một khi đã cảm nhận được tình yêu và trách nhiệm cúa mình là phải đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, kiến thiết Tổ quốc bằng những sang tác nghệ thuật miêu tá chân thật và hung hồn cuộc sống mới, con người mới, thì lúc đó, tâm hồn nhà thơ đã hoá những con tàu náo nức trong hành trình về Tây Bắc, về với đất nước, với cuộc sống xây dựng cần lao và anh dũng của nhân dân. Cuộc sống cần lao ấy là ngọn nguồn của thơ ca, hiện thực đời sống là cảm hứng vô tận cho sang tác, là đối tượng, chất liệu, từ đó làm nên những tác phẩm hay và ý nghĩa.
Khi tiếng hát con tàu tâm tưởng của nhà thơ hoà nhập vổi tiếng hát rộn rằng, không khí xây dựng của Tổ quốc thì cũng chính là lúc người nghệ sỹ soi vào tâm hồn mình mà thấy cả đất nước, cẳ cuộc đời rộng lớn. “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”, cái “tôi” nhỏ bé đã hoà vào cái “ta” rộng lớn, thế giới cá nhân đã được gắn kết bởi thế giới cộng đồng. Nếu như trước Cách mạng, Chế Lan Viên chi soi mình nên không thấy bóng hình của Tổ quốc thì ở bài thơ này, ông đã viết “Chắng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.Tâm hồn thơ Chế Lan Viên như thoát khỏi căn phòng bé nhỏ, “lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”.
Không phải ngẫu nhiên mà các bài thơ thường hay có câu thơ hay khổ thơ đề từ, những câu “đề từ” ấy thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với các tác phẩm văn học. Nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sang tạo cho tác giả. Không phái ngẫu nhiên mà “Tràng giang” của Huy Cận lại được đề từ băng câu thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” để viết một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất nước, cũng như vậy, “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên không phải bỗng dưng có khổ thơ đề từ hay như thế, khổ thơ ấy bao hàm cả cảm xúc, cả nỗi nhớ, cả tình yêu và lòng khát khao muốn cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước, là sự thống nhất và hoà hợp giữa cái “toi” và cái “ta”, “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”.
Bải thơ “Tiếng hát con tàu” nằm trong truyền thống ca ngợi quê hương, đất nước. Sâu sắc ân tình và có nhiều những hình ảnh sang tạo mới lạ. “Tiếng hát con tàu” là một bài thơ hay, rất tiêu biểu cho hồn thơ Chế Lan wiên trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.