"Hiền tài là nguyền khí của quốc gia" (Thân Nhân Trung), chính bởi vậy, giáo dục luôn là nhiệm vụ hàng đầu đốì với một đất nước. Trong xu hướng xã hội hoá giáo dục hiện nay, khi nền giáo dục nước nhà đang hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực thực sự thì việc bài trừ những gian lận, sai trái trong kiểm tra, thi cử... đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục. Nhiệm vụ đó được thực tiễn hoá bằng cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là người học sinh, chứng ta nghĩ gì trước cuộc vận động ấy?
Trước hết, cần hiểu rằng “tiêu cực trong thi cử” bao gồm những hành vi sai trái, gian lận trong quá trình tổ chức thi cử, tham gia thi cử, đánh giá kết quả thi cử,... tạo ra những kết quả không đúng với năng lực của người học, cản trở sự phát triển của giáo dục. Đó là hành động bán đề, làm lộ đề thi. Đó là hành động quay bài, chép bài, nhắc bài. Đó là những hành động sửa điểm, đánh tráo điểm,... Tham gia những hành vi tiêu cực trong thi cử là những phụ huynh nhận thức sai về vấn đề kết quả thi cử, là những học sinh lười biếng, là cả những giáo viên mất đi nhân cách sư phạm,... Phụ huynh học sinh dùng tiền tài, danh lợi để đánh đổi lấy những kết quả ảo nhưng cao ngất trời của con cái. Học sinh vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử mang phao vào phòng thi, chép bài bạn. Và những giáo viên làm rầu bầu không khí giáo dục thì sẵn sàng bán đề thi ra ngoài, nhắc bài cho thí sinh, thậm chí sửa điểm, đánh tráo điểm cho thí sinh,... vẫn chưa im lặng sự kiện một trường Trung học Phổ thông của Hà Tây có những sai trái trong kì thi tốt nghiệp khiến một giáo viên trong trường vì quá bức xúc mà cất lên. tiếng nói. Cũng chưa im lặng việc một trường Trung học cơ sở của Hà Nội bị phát hiện có sự sửa điểm cho học sinh,... Bao nhiêu tiêu cực là bấy nhiêu nỗi đau của nền giáo dục nước nhà.
Bên cạnh những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử là vấn đề “bệnh thành tích trong giáo dục”. Đó là việc chạy theo những danh hiệu mà cố tình vi phạm những quy định về kiểm tra, đánh giá tạo ra thành tích ảo, không đúng với thực chất và làm cản trở sự phát triển của giáo dục. Trong một thời gian dài, chúng ta quá coi trọng những bản báo cáo thành tích, những con số "trăm phần trăm" (100%) đầy ma lực, những bằng khen, những lời tuyên dương,... cần hiểu rằng thành tích không phải là xấu, ngược lại đó là điều tốt đẹp. Thừa nhận thành tích là ghi nhận những cố găng nỗ lực và kết quả tốt đẹp trong giáo dục. Điều đó có tác dụng động viên các cá nhân, đơn vị tiếp tục phát huy năng lực, sở trường để đạt kết quả tốt hơn nữa. Nhưng nếu không phải là thành tích mà là "bệnh thành tích" thì cần hiểu rằng đó đã trở thành một vấn đề nhức' nhôi trong xã hội. "Bệnh thành tích" được biểu hiện ở những báo cáo sai sự thật, ở những lời khen ngợi, tuyên dương sai người, sai đơn vị. Và hậu quả của nó. thật khôn lường: sự thật đã có hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường ; đã có hàng chục giáo viên được ghi nhận là giáo viên dạy giỏi nhưng không nhận được sự tin tưởng của học sinh, ...
Bấy nhiêu sự thực phần nào đã đủ để ta hiểu tại sao cần "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường”. Không chỉ vậy, trên thực tế, loại bỏ được những tiêu cực và căn bệnh trên, chúng ta còn làm được những việc mang lại lợi ích lớn lao cho cộng đồng.
Làm vậy, chúng ta đã đảm bảo được công bằng trong xã hội. Không còn gian lận, không còn tiêu cực, nhờ đó có thể đánh giá đúng năng lực học tập của mỗi cá nhân, từ đó mỗi tạo điều kiện để họ có được vị trí xứng đáng của mình trong trường lớp, ngoài xã hội. Điều đó giông như bút thước được đặt vào cặp sách chứ không phải vào túi đựng thực phẩm. Và ngược lại, rau, củ, qua được đặt vào túi đựng thực phẩm chứ không phải là cặp sách vậy.
Tiếp nữa, làm vậy để chất lượng giáo dục đào tạo được tốt hơn. Nhờ đánh giá đúng kết quả, chất lượng giáo dục - đào tạo mà các ban ngành có giải pháp đúng đắn cho thực trạng. Trong một trường học, sau kì thi “thật” nhận được kết quả “thật”, Ban giám hiệu nắm bắt được tình hình học tập của học sinh trong trường: lớp nào học tốt, lớp nào học kém. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và có sự chỉ đạo phù hợp nhằm tiếp tục bồi dưỡng những kết quả tot và khắc phục những kết quả xấu. Điều đó có nghĩa là giúp mỗi cơ sở giáo dục - đào tạo “hiểu được chính mình” tạo điều kiện để tự nâng cao chất lượng.
Không chỉ vậy, “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường” còn để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội. Đó là thời gian, tiền bạc dành cho những cuộc hội họp không hiệu quả. Thời gian, tiền bạc cho những kì thi không chất lượng. Đó còn là thời gian, tiền bạc đầu tư không đúng nơi vào các dự án, các trường, lớp, cá nhân nổi bật nhờ báo cáo sai lệch,... Như vậy, nhờ những hành động hạn chế các hành vi và tư tưởng tiêu cực, giáo dục Việt Nam có thế’ chọn được mặt để “gửi vàng”.
Và mục đích quan trọng nhất của phong trào là nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều đó rết dễ hiểu: giáo dục có phát triển mới tạo thành động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Việc làm này giống như chăm sóc một vườn cây, muốn vườn tươi tốt, cần phải loại bỏ sâu bệnh của những loài cây chính.
Rõ ràng “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường” là một phong trào thiết thực, đòi hỏi mỗi chúng ta phải thực hiện ngay.
Vậy làm sao để phong trào “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường” đạt kết quả tốt?
Nhân dân ta có câu “Cán bộ đi trước làng nước theo sau”. Vậy đầu tiên, vấn đề cần được quán triệt chặt chẽ từ trên xuống, cán bộ lãnh đạo cần là người tiên phong và kiên quyết thực hiện cuộc vận động. Hành động cụ thể là dám nhìn thẳng vào chất lượng giáo dục, phát hiện ra những tồn tại khiếm khuyết để có biện pháp xử lí. Điều này chúng ta đang bước đầu thực hiện. Nếu như trước đây kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông của cả nước thường đạt hơn chín mươi phần trăm (90%), thì năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động này, tỉ lệ tốt nghiệp chỉ còn là hơn sáu mươi sáu phần trăm (66%). Đó là một kết quả buồn nhưng việc nhận thức được nó là cần thiết.
Từ các cấp lãnh đạo, phong trào phải được tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân, các cơ sở giáo dục - đào tạo. Muốn xã hội thực hiện tốt cần để xã hội hiểu về bản chất và lợi ích của nó. Đúng như Bác Hồ từng dạy: phải để “dân biết, dân bàn” thì mới có việc “dân làm” được.
Mặt khác, để tạo nên những luồng dư luận công bằng, lành mạnh cần có sự tuyên dương kịp thời những tấm gương có thành tích tốt trong giáo đục. Đó phải là những tấm gương sáng thực sự, nỗ lực thực sự. Song song với đó là lên án mạnh mẽ các biểu hiện của những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường. Có thể sử dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài để đáp ứng việc tuyên truyền, cổ động cho phong trào.
Và hơn hết, trên thực tế, đối tượng chính của cuộc vận động - mỗi giáo viên, học sinh - hơn ai hết phải là những người thấy được tính câp thiết của vấn đề và tham gia phong trào nhiệt tình nhất. Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử, trung thực trong báo cáo, đánh giá. Đặc biệt, mỗi học sinh cần nỗ lực học tập đạt kết quả tốt nhất trong học tập, đó là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho phong trào đầy ý nghĩa này
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường” là cuộc vận động có ý nghĩ thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Với tư cách là người học sinh, nhận được sự quan tâm đặc biệt của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, hơn ai hết chúng em hiểu được vai trò của mình trước cuộc vận động cũng như trong nền giáo dục nước nhà. Vì tất cả những điều đó, chúng em cần thực hiện nhiệm vụ đối với việc tham gia, hưởng ứng cuộc vận động để thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.