Có người cho rằng, tùy bút Người lái đò Sông Đà là một bài cơ ngợi con người Tây Bắc. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến ấy?

Người lái đò Sông Đà đúng là một bài ca ngợi con người Tây Bắc.

Ông lái đò trong tác phẩm này tiêu biểu cho những con người Tây Bắc đang ngày đêm âm thầm lao động dựng xây cuộc sống mới. Nguyên Tuân khắc họa đậm nét hình tượng người lái đò trí dũng tài hoa, với một tình cảm yêu quí và khâm phục.

Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà. Con sông này cung cấp nguồn sống cho ông ngay từ khi còn để chỏm. Ong có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt. Than hình cao to và gọn quanh như chất sừng, chất mun, tay "lêu nghêu", chân "khuỳnh khuỳnh", giọng "ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh", nhỡn giới "vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù... Miêu ta những điểm này, không những Nguyễn Tuân đã đưa đến chó người đọc một bức thảo chân dung vẽ được thần thái người lái đò, mà điều quan trọng hơn, nhà văn muốn nhấn mạnh đây là con người đã gắn bó với nghề sông nước từ nhiều năm. Vì thế, những đặc điểm của công việc đã hiển hiện rất rõ qua dáng hình ông.

Sau hàng chục năm xuôi ngược, ông lái đò hiểu biết tường tận về dòng sông hay trái tính trái nết này. Tuy đã "nghỉ đò" nhưng ông vẫn "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở", vẫn "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở", vẫn biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên những "thạch trận" sông Đà. Nói như Nguyễn Tuân, ông lái đò đã "nắm được qui luật tất yếu của dòng sông nước sông Đà". Và chính nhờ nắm được qui luật tất yếu ấy ông luôn tự do và tự tin.

Ông lái đò còn là một người có tài nghệ đặc biệt trong nghề leo ghềnh vượt thác. Để làm nổi bật đặc điểm quan trọng này, Nguyễn Tuân đã tạo ra một cuộc vượt thác có một không hai, bằng vốn từ vựng giàu có và kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự và võ thuật, ơ đó, ông lái đò xuất hiện như một viên tướng tả xung hữu đột trong một trận đồ bát quái, nhiều cửa nhiều vòng, mỗi vòng đều có những viên tướng đá dữ dằn, nham hiểm đón đánh. Người lái đò chỉ cần có một sơ suất nhỏ, thì trong nháy mắt đã có thể phải trả giá bằng chính tính mạng của mình.

Thì ra, với Nguyễn Tuân, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống lao động của bao con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Cuộc sống lao động của người lái đò vô danh nơi hoang vu kia xứng đáng là một thiên anh hùng ca lao động.

BÀI CÙNG NHÓM