I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Đình Thi và các luận điểm trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”.
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, viết lí luận, phê bình văn học, sáng tác kịch và bài hát. Hai ca khúc Diệt phát xít, Người Hà Nội và các bài thơ Đất Nước, Quê hương Việt Bắc, Lá đỏ,... của ông được nhiều người yêu thích
Bài “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc
2. Bài “Tiếng nói của văn nghệ” gồm có 3 luận điểm sau đây:
- Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống.
- Chức năng của văn nghệ vô cùng kì diệu.
- Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.
II. Cảm nhận về bài "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi.
"Tiếng nói của văn nghệ" được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chông Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh ba luận điểm:
- Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
- Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.
- Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.
1. Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống.
Nghệ sĩ không chỉ miêu tả hiện thực "mà muốn nói một điểu gì mới mẻ". Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc "rung động với cái đẹp". Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê "trắng điểm", của mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiển nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".
Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu "hình ảnh đẹp đẽ", từ một ánh nắng, một lá cỗ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất ki diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn".
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.
2. Chức năng của văn nghệ là vô cùng kì diệu.
Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thậm. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yểu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.
Những người đàn bấ nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường"-, làm cho những con người tăm tôi nghèo khổ ấy "trong một buổi dược cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói cửa văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".
Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "vặn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống". Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...". Chỗ đứng của văn nghệ là "tỉnh yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu" trong thiên nhiên và đời sông xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm".
3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.
Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sông, và "thấm" trong tất cả cuộc sông. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.
Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyền truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền" bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ "không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục vấn Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền" là như vậy.
Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài "Tiếng nói của văn nghệ" không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.
BÀI ĐỌC THAM KHẢO
Thơ vừa là nhạc, là họa, là tạc tượng, là hùng biện. Thơ phải làm vui tai thích trí, tỏ rõ được âm thanh, bắt chước được màu sắc, khiến cho trông thấy mọi vật, và kích thích ở ta những rung động mà thơ tuỳ ý xui ra. Bởi vậy chỉ có thơ là nghệ thuật hoàn hảo, cần thiết, và bao hàm các nghệ thuật khác.
Theodore de Banvi
Các nhà thơ chẳng những là con người của sự đẹp. Trước hết họ là con người của sự thật, chừng nào sự thật cho phép thấu đáo những sự chưa từng ai biết, thậm chí sự ngạc nhiên hay sự không ngờ, là một trong những động lực chính của thơ ngày nay. Và đối với những kẻ xứng đáng được hứng thú, ai dám bảo rằng hễ mới thì không đẹp?
Guillaume Apollinaire
Thơ là hùng biện du dương.
Voltaire
Thơ là sự đẹp tuyệt trần của sự vật, và sự chiêm ngưỡng. Đẹp ấy trong lí tưởng.
Alfred de Vigny