Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin, có bao nhiêu lần ông lão ra biển gọi cá vàng Sự biến đổi của biển trong mỗi lần như thế nào Hãy cho biết ý nghĩa của việc lặp lại chi tiết này và sự biến đổi của biển

Trong truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” của Pus-kin, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích.

Năm lần ông ra biển với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão: lần thứ nhất mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả; lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng; lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội; lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt; lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những “phản ứng” của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. “Nhân vật” biển tuy không tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam cô hạn độ của con người - cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

BÀI CÙNG NHÓM