Phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao Ốc vị thu phong sở phá ca) của Đỗ Phủ

Dàn ý

Mở bài:

+ Giới thiệu nhà thơ Đỗ Phủ: nhà thơ nổi tiếng có cuộc sống vất vả, nghèo khổ nhưng giàu tình thương yêu.

+ Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ("Mao ốc vị thu phong sở phá ca”) đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.

Thân bài:

+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: xuất phát từ câu chuyện có thực trong cuộc đời tác giả...

+ Qua hoàn cảnh riêng, Đỗ Phủ đau xót, đồng cảm trước nỗi khổ cực của người dân trong cảnh gió bão:

  • Hình ảnh ngôi nhà tranh tan hoang khi bị gió thu cuốn bay mất mái → cuộc sống nghèo khổ.
  • Tâm trạng nhà thơ: đau xót, bất lực (trước cảnh bị cướp mất mái tranh); buồn vì nghèo đói đã làm thay đổi tính cách hồn nhiên, lương thiện của những đứa trẻ.
  • Nỗi đau xé lòng của nhà thơ khi chứng kiến cảnh khốn khổ của gia đình trong đêm mưa lạnh, nhà dột, chăn mền rách nát...
  • Cả đêm trằn trọc, thao thức không ngủ được vì lo cho cảnh loạn lạc, binh đao của đất nước...
  • Đau lòng khi nghĩ đến bao nhiêu người nghèo khó cũng lâm vào cảnh ngộ khốn khổ như mình.

+ Ước mơ cao cả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của nhà thơ: Ước có được một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che chở cho họ cho dù mình phải chịu cảnh “riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được” → tấm lòng quên mình vì người khác, lòng nhân ái cao cả của nhà thơ.

Kết bài:

+ Đánh giá về bài thơ: là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

+ Đỗ Phủ được tôn vinh là bậc “thi thánh” của nền thơ ca Trung Quốc

BÀI CÙNG NHÓM