Viết về tác phẩm Nhật ký trong tù, sách giáo khoa Văn 12 khẳng định: "Có thể xem Nhật ký trong tù... Chủ tịch Hồ Chí Minh". Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về bức chân dung "con người tinh thần” của Bác qua tập thơ tù.

Đề bài: Viết về tác phẩm Nhật ký trong tù, sách giáo khoa Văn 12 (Nhà xuất bản Giáo dục 1992 trang 16) khẳng định: "Có thể xem Nhật ký trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về bức chân dung "con người tinh thần” của Bác qua tập thơ tù.

Bài làm:

Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào những năm 1942 – 1943. Viết tập thơ này Người không có ý làm nghệ thuật, nghĩa là muốn sáng tác một thi phẩm lưu truyền hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khoả trong những tháng ngày "mất tự do". Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá trị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bô nhiều người đã viết về tác phẩm này. Có người nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tố cáo của Nhật kí trong tù đối với chế độ Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhưng cần nhớ đây là một tập nhật kí bằng thơ, tác giả chủ yếu viết cho mình với bút pháp trữ tình hướng nội là chủ đạo. Do đó, nội dung và sức mạnh của tập thơ trước hết là ở hình tượng nhân vật trữ tình - tác giả Hồ Chí Minh Vì vậy, hoàn toàn có lý khi sách giáo khoa Văn 12 đă khẳng định :"Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp con người Hồ Chi Minh với tất cả vẻ đẹp phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách suy nghĩ về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một "bức chân dung tự hoạ" bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.

Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải đến đau đớn của Bác Hồ luôn hướng về bầu trời tự do, về Tổ quốc. Mùa thu 1942 với tư cách là đại biểu phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở lại Trung Hoa để bàn cách phối hợp hành động với các cơ sở cách mạng bên ấy chống bọn đế quốc phát xít. Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải hết nhà lao này đến nhà lao khác. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thía sâu sắc nỗi "mất tự do". Nỗi đau này được tác giả bộc lô trong hàng loạt bài thơ. Chẳng hạn, trong một lần chuyển lao có bọn "cảnh binh khiêng lợn đi cùng", Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng :

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do?

Trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế Người lại khẳng định một lần nữa:

Đau khổ chi bằng mất tự do.

Nỗi sốt ruột khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự giận dữ, phẫn nộ. Người đã đặt cho một bài thơ cái nhan đề hết. sức độc đáo : chỉ có dấu hỏi (?).

Quảng Tây đi khắp lòng oan ức

Giải đến bao giờ giải tới đâu?

Bên cạnh tâm trạng nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc dường như lại bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người khác: hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung dung, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không nhà tù nào giam hãm được. Có thể coi đây là tinh thần cơ bản của tập thơ tù, được tác giả ghi ở trang bìa tác phẩm như lời đề từ:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Trong Nhật kí trong tù, nhiều lần Hồ Chí Minh tự thể hiện mình như là một "khách tự do", ung dung, tự tại - một "khách tiên" Điều này dược thể hiện qua nhiều bài thơ như Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, và tiêu biểu hơn cả phải kể đến bài Ngắm trăng:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ :

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đến nỏi đau khổ vì bị mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Thực ra trong chốn lao tù, người thi sĩ đâu có được thưởng trăng một cách thoải mái. Khe cửa nhà lao chắc hẳn chỉ đủ lọt qua một chút ánh sáng mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên vô hạn, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng.

Câu thơ nguyên văn chữ Hán là :

Đổi thử lương tiêu nại nhược hà?

Có nghĩa: Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?

Câu thơ dường như có một chút bối rối, cái bối rối rất thi sĩ.. Tiếc rằng câu thơ dịch "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" chưa truyền đạt được tâm trạng đó. Người xưa thưởng trăng thường có rượu và hoa. ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được những thứ này?

Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Thi nhân và ánh sáng tựa như đôi bạn tri âm, tri ki, có sự giao hoà tuyệt diệu Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tu thi sĩ trở thành nhân vật đáng yêu. có tâm trạng, có linh hồn. Câu thơ Bác Hồ thật ý vị. Đây đâu phải là chuyện kĩ thuật. Điều quan trọng vẩn là tâm hổn, là xúc cảm của người tù - thi sĩ.

Đúng là đọc Nhật kí trong tù, chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi, một cánh chim chiều, một vầng trăng bạc; lúc lại dõi theo một ánh dương buổi sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh một buổi tối khi cô gái nhà ai nơi một xóm núi kia vừa xay xong cối ngô thỉ lò than đã rực hồng. Đặc biệt, tâm hổn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ Quốc, vê đồng chí, đồng bào. Ngay trong giấc ngủ. Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu. Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ được đến canh bốn, canh năm khi vừa chợp mắt thì "sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".

Trong "bức chân dung tự hoạ " của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết được thể hiện qua cái nhìn đối với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa dân quốc thu nhỏ. Từ những chuyện vụn vặt, tấm thường diễn ra hàng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp và trải nghiệm phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã rút ra được những nhận xét khái quát, tìm ra những quy luật của đời sống một cách sâu sắc. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của Người tuy rất giản dị mà có một ý vị triết lí thâm trầm. Chẳng hạn, từ việc "học đánh cờ", Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động cách mạng:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời một tốt cũng thành công.

Hay mối quan hệ giữa bản chất lương thiện của con người với ảnh hưởng của hoàn cảnh giáo dục:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền,

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Và đây là một nhận xét khát quát vè "đường đời hiểm trở" và những tình huống oái oăm. vô lí con người có thể gặp phải trong xã hội cũ:

Núi cao gặp hổ mà vô sự

Đường phẳng gặp người bị tống lao

Tất nhiên triết lí của Hồ Chí Minh không phải là triết lí bi quan bất lực mà là triết lí cải tạo thế giới của người cộng sản. Khi Bác khẳng định “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên" tức là người đặt ra vấn để giáo dục và tin tưởng ở kết quà của giáo dục đối với con người. Những ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hoá của Bác. Niềm tin vào con người chính là hạt nhân tạo nên niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng ở Người.

Qua bài Đi Đường, Người muốn khẳng định chân lí đó: Đường Cách mạng tất nhiên là dài lâu và gian khổ, nhưng người chiến sĩ có đủ quyết tâm thì cuối cùng sẽ vượt được lên tất cả để đạt tới chiến thắng:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng,

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn của hiện tại, Người đã nhìn thấy ánh sáng rực rỡ ở tương lai:

Trong ngục giờ đây còn tối mịt

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

Hồ Chỉ Minh luôn có cái nhìn biện chứng về sự vận động của đời sống, của tự nhiên. Bởi vậy, thơ Người viết trong tù vẫn khiến cho người đọc thêm niềm tin vào sự sống. Có đêm kia, gà vừa gáy lần đầu, trời tối, gió rét, Bác đã bị lính ngục giải trên đường (Giải đi sớm). Trong đêm tối, tâm hồn Bác vẫn hướng về ánh sáng, thậm chí vẫn phát hiện được chất thơ nơi vầng trăng trên đinh núi kia (quần tinh ửng nguyệt thưởng thu san). Nhưng rồi, dưới con mắt của người tù thi sĩ, cảnh vật liền biến đổi, ánh sáng bình minh ấm áp rực rỡ xua tan bóng tối, và người tù càng nổng nàn thi hứng: "Người đi thi hứng bỗng thêm nồng".

Sẽ là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về "bức chân dung tự hoạ" của Bác Hồ mà không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của nhà thơ Trong bài Bác ơi! Tố Hữu viết:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người!

Trước hết, trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc hay người Việt Nam. Nhiều khi Bác dường như quên hẳn những đau khổ rất lớn của mình đẽ đồng cảm và chia sẻ những nỗi bất hạnh của các bạn tù Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chống, thương Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, thương Một người từ cờ bạc vừa chết... Chỉ cần nghe Người bạn tù thổi sáo, Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chốn chân trời xa xôi kia có một người vợ đang đau đớn bước lên một tầng lầu để ngóng trông chống:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,

Khúc nhạc tình quê chuyển diệu sầu.

Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi,

Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

Trong tù, Bác gọi những người cùng bị giam là "Nạm hữu" và Người cũng chia sẻ với họ những niềm vui nỗi buồn một cách hết sức hồn nhiên. Đây là cảnh ghẻ lở của tù nhân trước con mắt đua vui hóm hỉnh của Người - một nụ cười thoải mái chan hoà với tất cả bạn tù.

Đầy minh đỏ tím như hoa gấm

Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn

Mặc gấm bạn tù đều khách quý

Gảy đàn trong ngục thấy tri âm.

Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điều này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ.

Ở con người Bác có sự thống nhất độc đáo giữa nhiều mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hoà trong Nhật kí trong tù. Hoàng Trung Thông đã nhận xét rất đúng :"Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng chất "thép" ấy lại được thể hiện một cách tự nhiên trong một tư thế hết sức ung dung thoải mái của một con người làm chủ trong mọi tình huống. Có lần chuyển lao bằng đường thủy, Bác bị bọn lính xích ngược chân lên dàn thuyền Trong tình huống ấy mà Người vẫn phát hiện ra cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông và cùa những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đường bị đày ải, chiều xuống, Bác xuống một xóm núi, Lúc ấy Bác khóng thể hiểu rằng cái đang chờ đợi Bác ở trước mặt chắc chắn chỉ là một cái nhà lao nào đó đầy muỗi rệp. Vậy mà không nghĩ tới những gian khổ vừa trải qua và sắp phải chịu, Người dễ dàng cảm thông với niềm vui nho nhỏ rất đời thường của một người dân mào đó bên xóm núi "Cô em xóm núi xay ngô tối - Xay hết lò than đã rực Hồng"... Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ờ những sự kiên dịnh vững vàng, sẵn sáng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thêm vững vàng kiên định. Nghe tiếng giã gạo, Người ngẫm nghĩ về một bài học để tư khuyên mình:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn Luyện mới thành công.

Ý thơ này, Người vẫn hằng tâm niệm. Bởi vậy, ngay ở lời để từ của tập thơ, Bác đã khẳng định "Muốn nên sự nghiệp lớn - tinh thần càng phải cao". Hồ Chi Minh luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện tu dưỡng của người cách mạng mà Bác là một tấm gương chói lọi.

Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Súc hấp dẫn của bức "chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh", hay nói như nhà thơ Xuân Diệu, là sức hấp dẫn của "chất người cộng sản Hồ Chí Minh". Tập thơ Nhật kí trong tù đã thể hiện một cách thật sinh động "con người tinh thần" ấy.

BÀI CÙNG NHÓM