Nhận xét về tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc, có ý kiến cho rằng: “Tác giả... sân khấu”. Phân tích tác phẩm để chứng minh

Đề bài:

Nhận xét về tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và, Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã được áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”.

Phân tích tác phẩm để chứng minh.

Bài làm:

Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc. Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã được áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.

Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề vãn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai?

Phan Bội Châu là người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 1013 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được thả, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành đưa ra xét xử công khai và kết án tù chung thân.

Va-ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là đế lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chủng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự - Huế.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu. Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa. Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tả trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren - một gã phản bội méo mó, ti tiện - là hoàn toàn dựa vào nghệ thuật biếm họa

Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giả đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.

Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo. Mặc dù không xuât hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua "cuộc công cán" với lời hứa "nửa chính thức". Dọc theo cuộc "hành trình cao cả" ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đốì với Va ren được miêu tả bằng những từ như "quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng". Dân chúng bị lùa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:

- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - ngài hiện lên như một loài động vật!

- Ô, cái áo dài đẹp chửa! - ngài chẳng khác nào một mụ già chải chuốt.

- Ngài sắp diễn thuyết đấy! - hẩn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.

- Bắp chân ngài bọc ủng! - hắn chỉ quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.

- Rậm râu, sâu mắt! - đò là một kẻ nham hiểm và độc ác.

Tác giả đã miêu tả kỹ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu "trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù". Tác giả đã mỉa mải sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa "nửa chính thức" của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.

Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải "bắt đầu" nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chỉ có dẫn chứng "ta" mà còn có cả dẫn chứng "Tây". Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít... Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tột tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đốì thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đôi thoại đó trở thành lời độc thoại. Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra ngườỉ đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cũng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuyếch khoác.

Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.

Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.

Bằng lối viết sắc sảo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đốì đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tình tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.

BÀI CÙNG NHÓM