Văn nghị luận: Học ở sách

Từ xưa đến nay, nói đến việc học tập là phải nói đến sách. Dù học bằng cách nào, học với ai, học cái gì, học ở cấp nào... cũng đều phải cần đến sách. Một người có học không có thầy, không có bạn (tự học một mình) nhưng không thể không có sách. Sách gắn liền với việc học như bóng với hình, nó là biểu tượng của sự học. Sách là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tốn kém nhất. Những cuốn sách tốt nhất thường là những cuốn đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn là cả sự suy nghĩ, tìm tòi, sự biến đổi về nhận thức, về tâm hồn. Như vậy, sách có vị trí cực kì quan trọng đôi với người học.

Sách là nguồn cung cấp trí thức. Sách là kho tàng trí thức của nhân loại, là túi khôn của con người; tinh hoa trí tuệ kết tinh ở sách. Người phải mất bao công sức đê tập trung bao trí tuệ, rút tỉa bao kinh nghiệm, tốn biết bao thời gian. Có khi cả đời người để biên soạn ra, cung câ'p kiến thức cho mọi người. Đọc một cuốn sách là ta đã tiếp thu trí thức tích lũy bao năm của người viết để làm giàu trí thức cho ta.

Đời sống con người đều ngắn ngủi mà trí thức thì mông mênh vô tận, việc học ở trường lớp vừa bị hạn chế bởi thời gian, bởi công việc lại vừa tốn kém, việc học được một kinh nghiệm ở trường đời đòi hỏi một quá trình lâu dài, có khi cả một đời người chưa đủ mà lại phức tạp tốn công sức và gian khổ... Trí thức trong sách sẽ giúp ta giải quyết được các vấn đề nêu trên. Như thế:

- Học ở sách đã thâu tóm tri thức nhân loại.

- Học ở sách để lấy sự khôn ngoan, rút tỉa được kinh nghiệm của biết bao người.

Sách là người thầy dạy ta không bằng lời nói nhưng qua từng con chữ chứa trong sách: Đó là người thầy trầm lặng. Học ở sách không sôi nổi, sinh động như học ở thầy, với bạn, sách không giải thích được ngay khi những điều thắc mắc khi ta gặp như thầy, mà bắt tay tự suy nghĩ lấy. Nhưng chính nhờ cái không gian tĩnh lặng "một mình, một đèn, một sách" ấy là ta có thể bình tĩnh đào sâu suy nghĩ và cũng chính nhờ ở sự suy nghĩ ấy mà ta giải quyết được vân đề, khám phá ra được các trí thức mới, làm tăng năng lực sáng tạo, tăng khả năng vận động trí thức để ngày càng nhanh nhạy hơn. Ở trên lớp thầy dạy trong môi trường tập thể, trong đó trình độ học sinh chênh lệch nhau, khả năng tiếp thu không đồng đều, thầy phải giảng dạy theo trình độ chung, không thể cho từng người nắm vững hết điểm này rồi mới giảng sang điểm khác được. Thầy cứ phải tiếp tục giảng và không có điều kiện đế chiếu cố đến sự suy nghĩ và tiếp thu của học sinh, do đó không thể phát huy cao tính cá thể hóa trong lớp học tập. Nhưng khi học ở sách chỉ có bản thân ta đối diện với sách, khung cảnh tiếp thu thuận lợi hơn, kiến thức sẽ thấm sâu hơn, rất thuận lợi cho người đọc chủ động tiếp thu tri thức, tự vận động đế tìm hiểu và nhờ đó sẽ nắm chắc hơn, nhớ lâu hơn. Tính cá thể hóa trong học tập được phát huy cao độ, tạo điều kiện thuận lợi tốì ưu cho việc tự học.

Sách luôn luôn ở bên cạnh ta trong suốt thời gian học tập, là chỗ dựa tin cậy vào kiến thức, luôn luôn tích cực hỗ trợ ta mỗi khi ta cần đến, chẳng khác gì người bạn tận tụy và thủy chung. Nhìn thấy sách như nhìn thây bạn hiền, nhắc nhở ta, động viên ta chăm học. Mở trang sách ra đọc chẳng khác gì nghe thầy giảng, nghe bạn thảo luận.

Vì đọc sách là chiếm lĩnh trí thức của sách nên người học phải quán triệt rằng đọc sách là một hoạt động học tập, là thao tác trí tuệ, là lao động trí óc. Do đó việc đọc sách cần phải được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau:

a) Đọc có suy nghĩ

Chúng ta xác định rằng, dù học cách nào hoặc với ai đều phải lây sự suy nghĩ làm gốc. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây đối với việc đọc sách thì sự suy nghĩ có tầm đặc biệt quan trọng, khác với việc học tập có sự "tương tác trực tiếp" Thầy - Trò, Bạn - Bạn thông qua "hỏi - đáp" rồi hỏi tiếp, thông qua "thảo luận" rồi thảo luận tiếp, trao đối tiếp. Khi học ở sách nghĩa là đọc sách, người đọc chỉ có một mình đôi diện với sách nên phải tập trung suy nghĩ với cường độ căng thẳng hơn, mức độ sâu hơn "lắng nghe sách nói", để hiểu được ý tác giả, hiểu được điều tác giả muốn nói và cả những điều tác giả không nói, mà để cho người đọc tự suy nghĩ. Người đọc còn phải mở rộng suy nghĩ đến những điều liên quan mà sách không nói đến. Làm được như vậy, người đọc sách không chỉ tiếp thu được kiến thức của sách mà còn rèn luyện được phương pháp tư duy; tư duy độc lập, tư duy phân tích, tư duy tổng hợp, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo... chuẩn bị cho bản thân trở thành một "nhân lực tư duy" đáp ứng yêu cầu của thời hiện đại; học là học cách tư duy đế giải quyết vấn đề.

Đọc sách phải luôn kèm theo suy nghĩ nhiều và sâu thì mới tốt, vì suy nghĩ là tiêu hóa kiến thức trong sách để "nhập" vào bản thân mình. Đọc nhiều mà suy nghĩ ít hoặc suy nghĩ nông cạn ắt sẽ không hiểu, chẳng khác nào ăn mà không tiêu. Tri thức không tiêu hóa được chỉ gây rối loạn trí óc, món ăn không tiêu hóa được cũng chỉ gây rốì loạn bao tử. Món ăn chỉ bổ ích khi nào ta tiêu hóa được nó, nghĩa là tiêu hóa được kiến thức chứa trong đó.

b) Đọc có hệ thống:

- Theo sự phân tích ở đoạn trên, đọc sách có ba cấp độ tùy theo người đọc và cách đọc:

Đọc mà không hiểu.

Đọc và chỉ hiểu những điều trong sách.

Đọc và còn hiểu được những điều không viết trong sách.

Đạt được câp độ thứ ba là cách luyện tập vì làm cho người đọc mở rộng được trí thức, bồi dưỡng được trí tuệ, phát triển tư duy. Muốn được như vậy, thì phải biết cách đọc, nghĩa là đọc có hệ thống.

c) Đọc có lọc lựa

- Đọc một cuốn sách không bắt buộc phải tiếp thu toàn bộ mọi từ ngữ, mọi ý tưởng trong sách; như thế nào là nô lệ sách và đọc sách mà không phát huy được tư duy của bản thân. Phải đọc sách một cách thông minh và chủ động để lọc lựa từ sách ra những điều hay nhất, đúng nhát và hữu ích nhất cho việc học của ta; nói một cách khác, người đọc phải rút ra, chát lọc ra từ hàng trăm ngàn chữ trong sách - nghĩa là "dải quặng chữ" - để lấy "tinh hoa của chữ". Đọc như vậy sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này. Có khi đọc cả cuốn sách dày, chỉ rút ra được vài câu thật hay, vài ý thật đẹp; xem vài trăm bài tập chỉ ghi nhận được mười bài tiêu biểu... nhưng vẫn cứ cần phải đọc. Nhân đây cũng cần nhắc lại lời khuyên của bậc thầy Lương Đắc Bằng đối với học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm cách đây gần 5 thế kỉ: "Có điều các con biết cách tự học, cách đọc, biết suy nghĩ về những "ý tại ngôn ngoại" (các ý ở ngoài lời văn trong sách) rồi thì khắc biết, đó là điều thầy mong muốn. Biết cách học, cách đọc thì hỏi đúng, thầy nhàn và hiệu quả cao. Ngược lại, các con không biết cách hỏi đúng, thì thầy mệt mỏi và hiệu quả thấp, rồi các con oán thầy... Như thầy đã dạy các con phải biết cách sông, biết lẽ sống và nghiệm lẽ sống... Các con phải có óc tỉnh táo, biết suy nghĩ cái gì đúng, cái gì không đúng; còn sách thì do con người làm ra mà người làm ra thì không phải cái gì cũng đúng, không sai".

d) Đọc có ghi nhớ

- Đọc sách là học tập tích cực nên kèm theo việc ghi chép đê nhớ lâu.

- Đọc để tìm tài liệu bổ sung, cần ghi chép phần bổ sung đó ra, đồng thời đánh dâ'u phần này trong sách để khi cần thì tra cứu lại.

- Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa, cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý then chốt cần ghi chép kĩ, đánh dấu riêng vì đó là cơ bản để từ đó có thể suy luận ra các ý khác có liên quan. Các phần nào chưa hiểu, chưa nắm vững, cũng cần đánh dấu riêng để tiếp tục suy nghĩ tìm tòi, hỏi thầy, hỏi bạn khi cần.

- Cần ghi nhớ, nắm vững ý nghĩa các thuật ngữ mới hoặc khó hiểu, các định nghĩa, định lí, định luật, các biểu đồ, sơ đồ, công thức... Người đọc cần tự tạo cho mình các kĩ thuật ghi nhớ khi đọc. cần ghi nhớ một cách khoa học, có hệ thông và chủ yếu bằng con đường suy luận. Các phần ghi chép này rất cần cho việc ôn tập cũng như vận dụng kiến thức khi làm bài.

Sau đây, ta hãy nghe học sinh Nguyễn Thị Thanh Hải, thủ khoa Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG - TPHCM, Á khoa ngành Văn ĐH Sư phạm - TPHCM, kì thi tuyển sinh ĐH năm 2000 nói về việc học của mình: "Khi ở trên lớp, bài học Hải chỉ ghi ra ở nửa trang phần còn lại Hải để trống. Khi về nhà hoặc ở thư viện, Hải mới bắt đầu bổ sung vào phần trống kia, đó là những phần tài liệu mà Hải tham khảo từ các sách, tài liệu... có liên quan đến phần bài học trên lớp".

BÀI CÙNG NHÓM