DÀN BÀI CHI TIẾT
- Nam Cao (1917 - 1951) - tên thật là Trần Hữu Tri - là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945, Nam Cao cũng là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu nền văn học mới sau Cách mạng.
- Sáng tác trước Cách mạng của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
+ Ở đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý nhất là các truyện ngắn: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Đời thừa, Cười, Nước mắt, Mua nhà... và tiểu thuyết Sống mòn. Trong khi miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, những ông "giáo khổ trường tư", học sinh thất nghiệp... Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ, những con người có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn sông có hoài bão, phát triển nhân cách nhưng cứ bị gánh nặng cơm áo hàng ngày làm cho "chết mòn" về tâm hồn.
+ Trong đề tài nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tư cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo, Nửa đèm... ở một số truyện viết về người nông dân lưu manh hóa, nhà vãn kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt cả nhân tính của những con người vôn có bản tính lương thiện đó.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt (1948), Nhật kí ở rừng (1948) và tập kí sự Chuyện biên giới (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau Cách mạng còn rất non trẻ khi đó.
- Những tác phẩm được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao.
+ Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943)
+ Đôi mắt (1948).
- Là cây bút có cái gốc nhân đạo rất sâu và một tài năng độc đáo bậc thầy, Nam Cao xứng đáng được coi là một nhà văn lớn. Chí Phèo và nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của văn xuôi Việt Nam.