Nêu ngắn gọn quá hình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một trong những tác gia nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác văn chương đồ sộ của ông được thể hiện đậm nét qua quá trình sáng tác và các đề tài chính.

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công từ những trang viết đầu tiên. Ông đã thử bút qua rất nhiêu thể loại (thơ, bút kí, truyện ngắn trào phúng). Mãi đến đầu năm 1938, nhà văn mới nhận ra sở trường của mình và ghi những dấu ấn riêng trên văn đàn dân tộc.

Trước Cách mạng tháng Tấm, tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sông truy lạc.

Với đề tài thứ nhất, chù trương cúa Nguyễn là thay đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ và thoát li mọi trách nhiệm với gia đình, xã hội. Lí thuyết này thể hiện tâm trạng bất mãn, bất lực trước thời cuộc, đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị đất nước.

Không tin tưởng vào hiện tại và tương lai, Nguyễn tìm về những thú thả thơ, đánh thơ, trồng hoa thuỷ tiên... - những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hường lạc lành mạnh và tao nhã... Tất cả được thể hiện qua những con người thuộc lớp nhà nho tài hoa bất đắc chí không chịu hoà hợp với xã hội thực dân.

Với đề tài truy lạc, Nguyễn Tuân xây dựng một hình tượng nhân vật tôi hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, rượu và thuốc phiện.

Những tác phẩm tiêu biểu xoay quanh các đề tài này, có thế' kế’ đến: Một chuyến di (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941)...

Lòng yêu nước và những bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngòi bút Nguyền Tuân theo sát từng cuộc chiến đấu của dân tộc, từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tất nhiên, cá tính và phong cách của nhà văn vẫn luôn được phát huy. Những trang viết sắc sảo, đầy nghệ thuật chủ yếu ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca nhân dân.

Hình tượng chính trong sáng tác Nguyễn Tuân sau 1945 là nhân dân lao động và những người chiến sĩ. Họ luôn là những tài hoa, nghệ sĩ trong công tác của mình. Họ hiện lèn với tư thế đẹp đẽ, sang trọng của những con người sinh ra trên đất nước nghìn năm văn hiến.

Những tác phẩm chính của giai đoạn này là tập bút kí Sông Đà (1960) cùng một số tập kí chống Mỹ (1965 — 1975).

Quá trình sáng tác trên cho thấy hành trình lao động nghệ thuật công phu và đầy cá tính của Nguyễn Tuân. Những đề tài được biểu hiện qua các sáng tác đã mang đến cho Nguyễn cơ hội thể hiện một phong cách không giống ai, độc đáo đến mức ngông nhưng vẫn có sức hâ'p dẫn lạ kì với bạn đọc nhiều thế hệ.

BÀI CÙNG NHÓM