Phân tích đoạn thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể… Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Làm nên Đất Nước muôn đời

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ nổi tiếng, quê ở xứ Huế mộng mơ, sinh ra trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông là cây bút tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chiến tranh chống Mĩ.

Thơ ông giàu chất triết lí, thể hiện tình cảm nồng nhiệt của người thanh niên trí thức yêu nước, hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Ồng đã để lại hai tác phẩm chính: Đất ngoại ô (tập thơ - 1972) và Mặt đường khát vọng (trường ca - 1974). Đoạn trích trong đề bài thuộc phần đầu, chương V của Mặt đường khát vọng.

2. Thân bài

а. Sự hình thành Đất Nước: Lâu lắm rồi.

Khi ta lớn lên Đất Nước đă có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Cách mở đầu hết sức tự nhiên, bình dị, khơi gợi cảm xúc.

b. Sự lớn lên của Đất Nước

- Khởi nguồn từ lòng yêu nước, đấu tranh chống bè lũ cướp nước:

Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

- Khởi nguồn từ nền tảng đạo lí tốt đẹp nghìn đời của những con người Việt Nam giàu tình nặng nghĩa:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn

- Khởi nguồn từ quá trình lao động cần mẫn:

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.

c. Định nghĩa về Đất Nước

Nhà thơ sử dụng nghệ thuật chơi chữ dựa trên cơ sở những việc tách từ (chiết tự) “Đất” và “Nước” trong “Đất Nước” để làm tăng thêm sự gần gũi, thân thiết, thiêng liêng của Đất Nước đối với mỗi người Việt Nam yêu nước:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước, là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nổi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở.

- Đất Nước được cảm nhận theo các phương diện không gian và thời gian, địa lí và lịch sử:

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông.

- Tứ thơ khơi dậy hình ảnh một Đất Nước, một dân tộc có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên rất đáng tự hào:

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

- Vì Đất Nước là nơi mọi người sinh ra, lớn lên và trở về lòng đất mẹ nên phải có trách nhiệm “gánh vác”, biết ơn lớp người đi trước:

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

- Nhà thơ lắng đọng tâm hồn mình, tiếp tục nhắc nhở một lần nữa trách nhiệm của công dân trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy cao độ nền văn hóa dân tộc cũng như các giá trị vật chất của nhân dân làm nên:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phẩn Đất Nước.

Trên cơ sở đó, nhà thơ mở rộng nội dung:

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng.

- Bốn câu cuối cùng cùa phần trích đoạn là lời tự nhủ, tự khuyên mình của nhà thơ, cũng là lời căn dặn, nhắn gửi thế hệ trẻ phải sống hết mình, sống cho ra sống, sống để bảo vệ, tô điểm, làm đẹp Đất Nước muôn đời.

Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

3. Kết bài

Những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ trên đã nói hộ chúng ta những tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc, vừa nồng nàn vừa sâu lắng, thiết tha.

B. BÀI LÀM

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ nổi tiếng, quê ở xứ Huế mộng mơ, sinh ra trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông là cây bút tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chiến tranh chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lí, thể hiện tình cảm nồng nhiệt của người thanh niên trí thức yêu nước, hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam (Khóa V) và ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa IX), Trưởng ban Tư tưởng Trung ương. Ông đã để lại hai tác phẩm chính: Đất ngoại ô (tập thơ - 1972) và Mặt dường khát vọng (trường ca - 1974). Đoạn trích trong đề bài thuộc phần đầu, chương V của Mặt đường khát vọng.

Trích đoạn trên đây thể hiện cảm hứng của nhà thơ về Đất Nước: niềm tự hào dân tộc, tình yêu thương, sự gắn bó và tinh thần xây dựng quê hương.

Tâm sự của nhà thơ về sự hình thành Đất Nước hết sức tự nhiên, bình dị, khơi gợi cảm xúc:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Tiếp theo, nhà thơ nói đến sự lớn lên của Đất Nước. Thứ nhất, sự lớn lên này khởi nguồn từ lòng yêu nước, đấu tranh chống bè lũ cướp nước:

Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Thứ hai là khởi nguồn từ nền tảng đạo lí tốt đẹp nghìn đời cùa những con người Việt Nam giàu tình nặng nghĩa:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn.

Thứ ba là khởi nguồn từ quá trình lao động siêng năng, cần mẫn, một nắng hai sương trên đồng ruộng để làm nên những hạt thoc vàng ươm, những hạt gạo trắng ngần nuôi sống bản thân, gia đình và cộng đồng:

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.

Sau đó, nhà thơ định nghĩa về Đất Nước:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước, là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở.

Ở đây, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ dựa trên cơ sứ những việc tách từ (chiết tự): “Đất” và “Nước” để làm tăng thêm giá trị sự gần gữi, thân thiết, thiêng liêng của Đất Nước đối với mỗi người Việt Nam yêu nước.

Mặt khác, Đất Nước còn được cảm nhận theo các phương diện không gian và thời gian; địa lí và lịch sử:

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông.

Tứ thơ khơi dậy hình ảnh một Đất Nước, một dân tộc có chiều dài lích sử bốn nghìn năm văn hiến, có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên rất đáng tự hào:

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

Vì Đất Nước là nơi mọi người sinh ra, lớn lên và trở về lòng đất mẹ nên phải có trách nhiệm “gánh vác”, biết ơn lớp người đi trước:

Những ai đá khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hàng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Một lần nữa, nhà thơ lắng đọng tâm hồn mình, nhắc nhở trách nhiệm của công dân trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy cao độ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cũng như các giá trị vật chất của nhân dân làm nên:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước.

Trên cơ sở đó, nhà thơ mở rộng nội dung:

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm.

Hình ảnh “hai đứa cầm tay” gợi tả sự gắn bó thắm thiết của đôi lứa yêu nhau, là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc tuổi trẻ, hạnh phúc gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là một phần của Đất Nước. Sự “hài hòa nồng thắm” ấy có tác dụng khắc sâu sự hòa hợp thân ái giữa cái riêng và cái chung, sự thống nhất giữa tình yêu lứa đôi với tình yêu Đất Nước. Nghệ thuật tăng tiến “hai đưa cầm tay” - “chúng ta cầm tay mọi người” - “Đất Nước vẹn tròn to lớn” có tác dụng miêu tả sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, mở rộng tình yêu đôi lứa đến tình yêu đồng bào, tình đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Ba câu thơ kế tiếp, nhà thơ biểu thị một niềm tin:

Mai đây khi con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng.

Cụm từ “những tháng ngày mơ mộng” phác họa hình ảnh Đất Nước tươi sáng, huy hoàng, phồn vinh, hùng mạnh, rực rờ ở tương lai đồng thời biểu thị một niềm tin mãnh liệt, phơi phới vào tài và đức của thế hệ trẻ Việt Nam.

Bốn câu cuối cùng của đoạn trích là lời tự nhủ, tự khuyên mình của nhà thơ cũng là lời căn dặn, nhắn gửi thế hệ trẻ phải sống hết mình, sống cho ra sống, sống để bảo vệ, tô điểm, làm đẹp Đất Nước muôn đời:

Em ơi em đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

Nghệ thuật liên tưởng liệt kê: “máu xương” - “gắn bó” - “san sẻ” -“hóa thân” kết hợp với điệp từ “phải biết” và lời gọi ngọt ngào, trìu mến “em ơi em” đã làm cho giọng điệu thơ giàu chất chính luận, chất trí tuệ. Thực chất, lời thơ là lời hô hào, kêu gọi, giáo huấn nhưng không khô khan, trừu tượng mà trái lại rất trữ tình, da diết.

Nhìn chung, đây là một đoạn trường ca hay. Từng hình ảnh thơ mang lại cho độc giả sự bay bổng trong trí tưởng tượng; khơi gợi chúng ta những tình cảm tự hào, yêu thương, thủy chung, son sắt với Đất Nước; thổi vào tâm hồn chúng ta chất thơ với nhiều cung bậc. Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng sáng tạo, khéo léo các yếu tố của tục ngữ, ca dao, dân ca, thành ngữ, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại trong kho tàng vô cùng quý báu của dân tộc ta. Nếu xét ở thời điểm ra đời (12-1971) thì bài trường ca này còn có tác dụng làm thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận thức được bộ mặt xâm lược tàn bạo của đế quốc Mĩ, kêu gọi hướng về nhân dân, Đất Nước, ý thức được sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

Tóm lại, những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ trên đã nói hộ chúng ta những tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc, vừa nồng nàn vừa sâu lắng, thiết tha.

BÀI CÙNG NHÓM