Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress.net) có đăng bản tin sau: "Hôm qua, ... rừng bị thiêu rụi". Đọc bản tin trên, anh (chị) có suy nghĩ gì

Đề bài:

Trên tờ Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress.net) có đăng bản tin sau:

"Hôm qua, lửa đã lan sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15 - 20 năm tuổi còn sót lại của vườn quác già u Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), có thêm ít nhất 150 ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16 giờ, lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy.

Theo Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân cháy là do hgưởi dân đốt dồng, săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi".

Đọc bản tin trên, anh (chị) có suy nghĩ gì?

Bài làm:

Hôm nay, tôi tình cờ đọc được trên tờ “Tin nhanh Việt Nam” (Vnexpress.net) có đăng một bản tin như sau:

“Hôm qua, lửa đã lan sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15 - 20 năm tuổi còn sót lại của vườn quốc gia u Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Có thêm ít nhất 150 ha rừng bị thiêu rụi. Đên 16h, lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy.

Theo Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn), nguyên nhân cháy là do người dân đốt đồng, săn băt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. Chi Cục Kiểm lâm tính cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi”.

Thiết nghĩ, việc bảo vệ rừng được tuyên truyền khắp nơi, không chỉ trên đất nước của chúng ta mà trên cả hành tinh, vậy mà vẫn không sao thức tỉnh được một số người dân vô ý thức đang tiếp tục trực tiếp hoặc gián tiếp tàn phá rừng.

Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Vì vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với mọi quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ cuộc sống đang bị hủy hoại mức độ báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.

Chúng ta cần phải hiểu rằng: Rừng là nguồn chủ yếu có thể tạo ra ba yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt với sự sống của con người là không khí, lương thực - thực phấm và nước uống. Rừng hút khí Cacbonic, thải ra Oxy rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Rừng giống như một cỗ máy lọc không khí khổng lồ. Rừng tạo mùn cho đất, làm cho đất màu mỡ có thể trồng cây lương thực - thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thiết yếu cuộc sống con người. Rừng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước. Nếu không có rừng, đất sẽ dần bị xói mòn, chất dinh dưỡng sẽ trôi hết xuống biển, nước ngầm, nước ngọt trên các sống' suối sẽ dần cạn kiệt. Cuộc chiến tranh giành nước uống sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Trái đất đang nóng lên, con người càng tàn phá rừng càng đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa bề mặt trái đất.

Là một quốc gia đất hẹp, người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/người.

Với chỉ tiêu rừng thấp như trên, chúng ta càng thấy rõ nhiệm vụ của mỗi người trong công tác bảo yệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng đồng thời đó cũng là hành động bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Trong nguồn tài nguyên rừng hiếm hoi còn sót lại, rừng u Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) thực sự là món quà quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho đật nước Việt Nam:

“Rừng muôn thuở vẫn thi gan mưa nắng

Rừng ngăn dòng con nước đổ về xuôi

U Minh Thượng bạt ngàn hoa tràm nở

Thấm trong lòng người dân Việt kiên gan...”

(“Nghĩ về rừng tràm U Minh Thượng” - Bảo Cường)

Song, trên thực tế, chúng ta đã làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá ở rừng u Minh Thượng?

Theo số liệu thống kê, năm 1930 rừng u Minh Thượng có diện tích 142 nghìn ha với địa hình kênh rạch chằng chịt, được che phủ bởi rừng cây bạt ngàn mà chủ yếu là cây tràm. Trong thời kì kháng chiến chông Mỹ, mặc dù rừng U Minh Thượng bị tàn phá bởi chát độc hóa học, bom napan, bom phát quang của Mỹ, nhưng đến năm 1975, diện tích rừng ở đây vẫn còn khoảng hơn 100 nghìn ha, trong đó có hơn 20 nghìn ha rừng già hàng trăm tuổi. Năm 1978, trước sự tấn công, khai phá của con người, rừng u Minh Thượng chỉ còn 21,8 nghìn ha. Tổng diện tích của rừng u Minh Thượng hiện còn khoảng 21 nghìn ha nhưng có đến 13 nghìn ha là vùng đệm. Khi rừng u Minh Thượng ngày càng “teo” lại thì điều đương nhiên là các loài sinh vật, hệ sinh thái cũng bị dồn đến chân tường của nguy cơ hủy diệt.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của u Minh khỏng chỉ bị hủy hoại, bị biến mất do ngọn lửa vô tình của người dân đi “đốt đồng, săn bắt thú rừng” mà còn do hậu quả tai hại của nạn chặt phá rừng bừa bãi để trồng lúa, trồng rẫy và nạn lâm tặc hoành hành.

Thảm họa cháy rừng u Minh vừa qua càng đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác quy hoạch, sản xuất, quản lí, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay. Trước hết, cần đề ra những biện pháp tăng cường sự quản lí - bảo vệ tài nguyên rừng. Tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác cao và năng lực thực thi chức trách của các cá nhân và cơ quan quản lí chuyên ngành là yếu tố tốì cần thiết góp phạn ngăn chặn những tai họa, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Sự kiện cháy rừng u Minh trên đây bộc lộ rõ sự yếu kém về tinh thần, trách nhiệm và sự chủ quan của đội ngũ những người đảm trách nhiệm vụ bảo vệ rừng. Không dưới một lần đã xuất hiện những lời cảnh báo của dư luận về nguy cơ cháy rừng với quy mô lẫn trong tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài ở nhiều địa phương nước ta. Sự việc nêu trên cho thây những hạn chế và sự lơi lỏng trong công tác quản lí, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên cũng như sự thiếu cảnh giác của mỗi cá nhân và cơ quan hữu trách.

Thực tiễn ở u Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, để người dân có thể “dựa vào rừng để sống” nhưng cũng có đủ biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất. Đối với những vùng rừng núi còn gặp khó khăn về nhiều mặt cần có những cơ cấu hợp lý để giảm sức ép đốì với rừng từ các hoạt động khai thác bừa bãi.

Vấn đề bảo vệ rừng mà chỉ dựa vào lực lượng kiểm lâm thì không có hiệu quả. Chỉ khi huy động được cộng đồng mà nhát là người dân cùng thây được lợi ích của mình thì công tác bảo vệ rừng mới mang lại hiệu quả.

Mỗi chúng ta hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Ta đã quan tâm tới vấn đề bảo vệ rừng chưa? Nếu đã quan tâm thì đến mức độ nào quan tâm? Để từ đó, mỗi người cùng thực hiện những hành động cụ thể phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện bản thân trong công tác bảo vệ rừng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp bảo vệ rừng u Minh Thượng nói riêng và bảo vệ rừng nói chung: Phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Với công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải quán triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương... Song, yếu tố quan trọng nhất chính là ý thức mỗi người dân. Phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục hợp lý đối với từng đối tượng, từng thành phần sao cho họ tự ý thức được hành vi của mình. Đôi với những cá nhân tc cố ý xâm phạm rừng phải trừng trị thích đáng.

Bạn và tôi, chúng ta hãy bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người tăng cường trồng rừng trên bất kì diện tích đất nào có thể để cứu lấy sự sống của nhân loại.

BÀI CÙNG NHÓM