Đặc sắc là cái màu sắc của văn minh. Nhà văn nào có tên tuổi cũng có ít nhiều đặc sắc. Có người viết đủ các loại như Voltaire, Victor Hugo. Đó cũng là chỗ đặc sắc của họ. Nhưng phần đông thì chuyên về một loại: Vi Huyền Đắc về kịch, Xuân Diệu về thơ, Khái Hưng về tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng về phóng sự... Trong mỗi loại mỗi cây bút lại chuyên về một ngành như Xuân Diệu thiên về thơ mới, Khái Hưng chuyên tả tính tình hạng trưởng giả, Tô Hoài chuyên tả đời sống dân quê và loài vật.
Nếu bạn tập viết văn, bạn phải lựa chọn con đường hợp với tài năng của bạn, đừng thấy người khác thành công về loại nào đó mà bắt chước, theo dõi họ.
Trong cuốn "Nghệ thuật nói trước công chúng" tôi đã viết:
"Trên thế giới này không có hai người như ta". Mỗi người có một góc riêng, một tâm hồn riêng, những cảm xúc riêng, hoàn cảnh riêng. Biết theo ý ta thì thành công và sung sướng, trái lại thì sẽ that bại như Charlie Chaplin khi bắt chước một vai hề người Đức, Dale Carnegie khi đua đòi viết tiểu thuyết,... như Nguyễn Khắc Hiếu khi viết văn nghị luận, như Tô Hoài khi học cái giọng "trào lộng, khinh bạc".
Tật bất chước người là tật chung của hầu hết các nhà văn. Người nào mới cầm bút cũng muôn viết tiểu thuyết hoặc làm thơ, tưởng chỉ có con đường đó mới đưa được tới đài vinh quang. Người ta lầm: nữ sĩ De Sévigné ở Pháp lưu danh thiên cổ nhờ thư của bà viết cho con gái là bà De Grignan, Đào Duy Anh, Hoài Thanh nào có viết tiểu thuyết bao giờ mà cũng được nổi danh khắp nước và biết bao người tự ghi tên mình trong văn học sử khi cặm cụi nghiên cứu lịch sử của giống nòi.
Vậy điều kiện thứ nhất là bạn phải biết luyện tài riêng của bạn, đừng chạy theo những người đã thành công và cũng đừng quá chiều thị hiếu của thời đại.
Điều kiện thứ nhì là bạn phải nhận xét với cặp mắt riêng của bạn, cảm xúc với tấm lòng riêng của bạn, và suy nghĩ với bộ óc riêng của bạn.
Có đầu đề gì nhàm bằng tả cảnh thu ở Việt Bắc? Từ cồ đến kim, có thi sĩ nào là không rung động trước cảnh thu và không làm một vài bài, hoặc ít nhât cũng vài câu đề vịnh thu? Nêu thu thập hết, chắc được hàng ngàn hàng vạn. Nhưng hỏi được bao nhiêu bài còn lưu lại tới ngày nay? Sách vở của ta tuy thất lạc nhiều, song những bài đặc sắc thì vẫn được truyền tụng. Vậy mà ta chỉ thấy được độ mười bài hoặc đoạn như: Mùa thu chơi thuyền dưới trăng. (Vô danh) Cảnh (của bà Thanh Quan, có người nói của Hồ Xuân Hương), Thanh phong minh nguyệt (Ngô Thế Vinh), Mùa thu đi chơi thuyền (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và Mùa thu Ngô Chi Lan.
Trong số đó, ba bài của Nguyễn Khuyên được người ta thuộc nhiều nhất. Tại sao? Tại trong khi phần đông những thi sĩ khác nhìn thu Việt Nam với cặp mắt của thi nhân Trung Quốc, thì Nguyễn Khuyên ngắm thu Việt Nam vởi cặp mắt của một nhà nho Việt Nam. Những người khác tả thu đại loại như vầy:
Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ
Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa
Giếng ngọc (!) sen tài bông hết thắm
Rừng phong (!) lá rụng tiếng như mưa.
(Ngô Chi Lan)
Rõ ràng là thu ở Tô Châu hay Hàng Châu. Còn Nguyễn Khuyên viết:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
...
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trài xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
...
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe
Lưng giậu, phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
...
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng núi phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Đó mới thiệt là thơ ở Phú Lý hay Tây Sơn, trong miền Trung Châu Bắc Việt: trời cao và xanh ngắt, nước lạnh và trong veo, sương mờ, trăng tỏ, gió hiu hắt, đóm lập lòe. Những tiếng "Ngỗng nước nào" thiệt hợp cảnh. Ngỗng đó là loài chim di cư, cứ cuối thu thì rời phương Bắc mà bay về phương Nam, tìm nơi ấm áp, rồi với đầu hè lại trở về phương Bắc. Những đặc điểm ấy của khu Bắc - Việt, có nhà văn nào là không biết, nhưng chỉ duy có Nguyễn Khuyến đã nhận xét với cặp mắt riêng của tiên sinh, với tấm lòng ưa nhàn, phóng đạt của tiên sinh, rồi mô tả một cách thành thực những nhận xét, cảm xúc ấy, cho nên thơ của tiên sinh có đặc sắc. Nếu tiên sinh cũng chỉ nói đên "giếng ngọc sen làn", "rừng phong lá rụng" như trăm ngàn người khác thì danh tiếng tiếng ấy còn được lưu truyền đến bây giờ.
Tiên sinh mất khoảng hai chục năm, lại có hai chàng thanh niên dám ngâm vịnh về cái đề cũ rích đó, mà đều nhờ biết nghe với lỗ tai riêng, nhìn với cặp mắt riêng mà danh cũng sẽ được ghi trong Văn học sử. Hai chàng đó là Lưu Trọng Lư và Xuân Diệu.
Bạn thử nghe ''Tiếng thu" của họ Lưu.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Những áng thơ hay)
Có thi nhân nào trước ông đã ghi được những thanh âm u sầu đó, những thổn thức, rạo rực, xào xạc đó của mùa thu không?
Rồi xin bạn hãy ngắm cảnh thu về với Xuân Diệu:
Đây mùa thu tới
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây, mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vẳng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngại gì?
(Tha thơ)
Bài này tuy có nhiều lỗi (ý tứ rời rạc, hơi rườm rà, một vài tiếng "tây" quá) nhưng thiệt là mới mẻ, đặc sắc từ lời tới ý. Trước ông, chưa ai nói đên sắc đỏ của mùa thu, chưa ai biết cái rét "luồn" trong gió và cũng chưa ai tả cái buồn mênh mông, vô cớ của thiếu nữ khi thu về.
Cũng là cảnh thu ở Bắc - Việt, nhưng thu ở Lạng Sơn khác thu ở Thái Bình, thu trong cơn khói lửa khác thu thời bình trị, thu trong cặp mắt tôi khác thu trong cặp mắt bạn và thu trong cặp mắt bạn hôm nay cũng khác thu trong cặp mắt bạn hôm qua. Chẳng những cảnh một lúc một thay đổi mà tâm hồn ta cũng thay đổi. Biết nhìn thì trong vũ trụ có lúc nào thiếu cảnh mới và biết suy nghĩ, cảm xúc thì có lúc nào bạn thiếu ý tứ mới, cảm tưởng mới. Cánh đồng văn chương còn mênh mông. Nó đang chờ ngọn bút của bạn khai thác đấy.
Tất nhiên là ta vẫn có thế giữ được đặc sắc cả trong khi mô phỏng người khác nhau ở một chương trên tôi đã chỉ. Xuân Diệu trong bài "Đây mùa thu tới" đã mượn thơ Pháp rát nhiều như: "rặng liễu đứng chịu tang, tóc buồn buông xuống, dệt lá vàng..." nhưng không vì vậy mà thơ ông thiếu vẻ tân kì.
Khi Huy Cận viết:
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Chắc cũng đã nhớ hai câu thơ sau này của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu.
Nhật mộ hưong quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhăn sầu.
(Trời tối quê nhà đâu đấy tá?
Khói tuôn sóng vỗ mối sầu gây)
Nhưng không vì vậy mà thơ của ông không hay. Có lẽ chính vì vậy mà thơ ông hay nữa.
Vậy ta vẫn có thể mượn ý hoặc lời của cổ nhân nhưng ta phải viết sao cho tân kì hơn mới mong thành công. Ta không bắt chước một cái nô lệ. Nô lệ thì không bao giờ bằng người.
Điều kiện thứ ba là phải tránh những cái gì tầm thường, những tiếng người ta đã nói đi nói lại nhiều lần, nghe rất sáo như: hoa cười ngọc thót, mắt phượng mày ngài, chim sa cá lặn, oanh yến dập dìu, hoa xuân dương nhụy, tuổi hạc càng cao...
Nhiều người bình phẩm đoạn Nguyễn Du tả Vân và Kiều, khen câu:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
là thanh nhã, bóng bảy.
Tôi nghĩ tài của Tố Như không phải trong câu thơ tầm thường ấy mà bất kì thầy khóa nào cũng viết được. Đó chỉ là những tiếng sao ghép lại mà thôi, cổ nhân có thể thích có được, nhưng theo quan niệm mới bây giờ thì nó chẳng có chút gì là giá trị. Thiên tài của thi hào ở chỗ khác kia, ở chỗ tiên sinh tả hai chị em trái hẳn nhau từ hình dáng tới tính tình, ngôn ngữ và tâm lí.
Nêu tả cảnh hoàng hôn mà bạn chỉ viết được những hàng dưới đây, thì tôi tưởng chừng nên hạ bút là hơn:
"Màn đêm buông dần!
Tiếng trùng khi khoan khi mau như khúc đàn muôn điệu tiễn biệt chuỗi ngày qua (một ngày chứ, sao lại một chuỗi ngày?)...
Cảnh âm u huyền bí của rừng sâu!
Hình sắc hiên ngang hùng vĩ của núi cao!
Tất cả, lúc này mờ mờ trong sương chiều, và... chìm hẳn vào đêm lại càng gợi trong tâm trí người ta nhiều tưởng tượng kì lạ!"
Vân Hà (Bãi Sậy khởi nghĩa)
Những câu ấy chẳng gợi được một hình ảnh gì hết, vì độc giả đã nghe quá nhiều.
Nhưng nếu bạn viết được như Xuân Diệu trong đoạn tôi sắp trích thì tức là bạn đương khắc tên của bạn trên bia đá vậy:
Hoàng hôn
"Chiều lên dần dần. Tôi càng di, trời càng tối. Những bước đi cùng đồng thời với triều bóng dâng, xui cho tôi dễ tưởng rằng bước của tôi có quan hệ với thời giờ, thỉnh thoảng tôi đứng lại, tần mần xem thử họa có liên lạc gì không..."
Con dường Nam Giao thẳng mà không bằng: tôi khởi sự đi trong ánh sáng, và tôi tới lần trong bóng tối, tựa hồ trong Thành phố Huế là ngày, bên đàn Nam Giao là đêm.
Vâng, chiều lên dần, chiều không xuống. Đầu tiên, ruộng hai bẽn dường thầm lại, những bụi cây, là không phân biệt nữa, thành những khôi bóng đầu những cây nến khổng lồ.
Ánh vàng nhạt cứ bớt mãi, có ai kéo về trời để thắp các vì sao. Tàu lá cau trồi nhất gượng bám chút bụi mặt trời. Nhưng hết rồi. Bóng càng lên mau, càng dậm mãi, xuất tự đất đen, trong khi sát ở da trời, còn mơ hồ ánh sáng.
Trí tôi thấy - tuy mắt tôi không - những lớp bóng dáng ở trên càng nhạt một tí, và cái đen tối cứ len hoài, cho đến lúc ngập cả trời cao.
Hoàng hôn... ễnh ương kêu, tiếng khàn khàn phát từ muôn gốc cỏ, từ những ruộng sâu thủm xuống làm cho con dường tự nhiên cao. Tiêng ảo não, hơi phồng, như trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm và nhiều, và thê lương như sự chết, làm sôi bóng hoàng hôn.
Nơi này dã khởi sự nhà quê. Những con ễnh ương rải hồn tha ma trùm dường vắng...
Xuân Diệu (Phấn thông vàng)
Ý tứ và lời thiệt mới mẻ, không hàng nào không đặc sắc. Ai cũng nói chiều xuông, ông nói chiều lên, mà ông nói đúng. Ông đã quan sát tỉ mỉ sự tân triển của bóng tối.
Đọc những hàng: "tôi dễ tưởng rằng bước của tôi có quan hệ với thời giờ, tôi khởi sự đi trong ánh sáng và tôi tới lần trong bóng tối, ánh sáng vàng cứ nhạt mãi, có ai kéo về thắp các vì sao, những ruộng sâu thũm xuống làm cho con đường tự nhiên cao, tiếng ảo não, hơi phồng, như trong ấy có sự gắng sức, làm sôi bóng hoàng hôn, buổi chiều len lân vào tâm tư, theo ngõ của hai mắt", tôi đặt sách xuống, tự hỏi: "Rõ ràng ta cũng nhiều lần còn những cảm tưởng ấy, mà sao diễn không được?".
Sáng tác là vậy: Nói những điều chưa ai nói nhưng ai cũng thường cảm thấy.