Đề bài:
Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên
Bài làm:
Cuộc đời có bao giờ muôn hình vạn trạng. Trong bức tranh muôn vẻ ấy, có mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực và chắc chắn có người sống có lí tưởng và người sống không có lí tưởng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết những dòng thơ thật hay về lí tưởng sống:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lễ nào vay mà không có tra?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Thiết nghĩ đây là vấn đề đáng để thanh niên chúng ta quan tâm, bàn luận.
Nhưng muốn đi đến tận gốc rễ của vấn đề, trước hết ta phải tìm hiểu thế nào là lí tưởng? Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp của con người. Người sống có lí tưởng luôn hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ; luôn hướng tới sự chan hòa, sẻ chia, nhân ái, sống vì mọi người, muốn công hiến tài năng, sức lực vì quê hương, đất nước, luôn cố gắng bay cao, bay xa thể hiện bản lĩnh của bản thân.
Phó mặc số phận! Phó mặc cuộc đời! Tuổi trẻ không có lí tưởng như phiến đá lớn vô dụng. Khi ấy chúng ta không thể ngước mắt nhìn xa mà còn đui điếc về tâm hồn. Chúng ta chỉ biết sống với những mục đích tầm thường. Chỉ vun vén, tô vẽ cho vẻ bề ngoài của bản thân. Từ đó mà sinh ra thói ích kỉ, nhỏ nhen. sống không lí tưởng, không mục đích là tự ta đang đẩy ta vào ngõ cụt của cuộc đời. Còn nếu mục đích tầm thường thì cũng làm cho tâm hồn con người không cất cao lên được.
Con thuyền sống với biển khơi mênh mông cần đặt cho mình một ngọn hải đăng để cập bến. Con người nếu sống không có mục đích lí tưởng cũng thường dễ dàng mất phương hướng. Dễ bị những cám dỗ đen tối nhấn chìm tài năng, sức lực, tuổi trẻ. Nếu sống không có mục đích, buông thả chắc chắn chúng ta sẽ không có được kết cục tốt đẹp. Điệu nhạc lạc loài với những ham muốn tầm thường, xấu xa chẳng thể tồn tại được lâu.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ có biết bao “anh thanh niên” như nhân vật của Nguyễn Thành Long... Họ đã ra đi vì lí tưởng cao đẹp của cả dân tộc. Họ ra đi với tiếng gọi thiêng liêng của hai chữ - hòa bình. Họ ra đi không tiếc máu xương, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc cá nhân... Họ ngã xuô'ng ở tuổi đôi mươi mà bao trang nhật kí còn dang dở vẫn đang được lật giở theo dòng thời gian (Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật kí Đặng Thùy Trâm) nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm, về mục đích sống của bản thân với Tể quốc mến yêu. Họ là những người vô danh không tên, không tuổi: “Họ đã sống và chết / Giản dị và bình tâm / Không ai nhớ mặt đặt tên / Nhưng họ đã làm ra Đất nước” (Đất Nước — Nguyễn Khoa Điềm). Họ là Phan Đình Giót - người anh hùng đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Là người thanh niên trẻ tuổi, quả cam, quyết một lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng - Nguyễn Văn Trỗi. Trong giây phút cuối cùng ngã xuống dưới làn súng quân thù anh vẫn hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm / Việt Nam muôn năm!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh “Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường” như sau: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chông đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt, anh hùng Trỗi là tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho thanh niên học tập. Chúng ta hôm nay tạc dạ, ghi ơn, kết nôì truyền thông của thế hệ trẻ đi trước”...
Có người đặt câu hỏi: Lớp trẻ ngày nay liệu có dám hi sinh tính mạng, công hiến sức lực vì Tổ quốc, đồng bào? Câu hỏi ấy đã có câu trả lời từ thực tế. Thanh niên Việt Nam hôm nay là thế hệ năng động, sáng tạo, giàu hoài bão bay cao, bay xa. Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay bắt đầu từ những hành động nhỏ nhặt nhất. Từ sẻ chia miếng cơm, manh áo giúp đồng bào nghèo đến các chương trình lớn như đưa con chữ đến vùng sâu, vùng xa, hiến máu nhân đạo, đến các cuộc thi sáng tạo trẻ, Robocon, Olympic... Thanh niên Vỉệt Nam luôn khẳng định được vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuổi trẻ Việt Nam luôn khao khát vươn tới đỉnh vinh quang, nở nụ cười phất cao lá cờ Tổ quốc Việt Nam trên tay như Hoàng Anh Tumi, Lê Công Vinh....
Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với bản tính linh hoạt, sáng tạo, tiếp thu nhanh, thanh niên Việt Nam hôm nay dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng những tinh hoa văn hóa, thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại. Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, thông nhất đất nước. Nước ta bắt đầu đi lên từ con số 0 tròn trĩnh. Ở điểm xuất phát như vậy, bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của nền kinh tế tri thức, nước ta còn gặp muôn vàn khó khăn, nhất là khi ta đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó mở ra cho chúng ta không ít vận hội lẫn nhiều thách thức khó lường. Bởi vậy mỗi thanh niên cần ý thức được trách nhiệm của bản thân - trong học tập cũng như trong lao động, lập cho mình một kế hoạch rõ ràng và từng bước thực hiện để đạt được mục đích.
Tuy nhiên, bên cạnh những thanh niên có lí tưởng sống, mục đích sống đẹp vẫn còn một bộ phận thanh niên sổng không có lí tưởng hoặc mục đích sổng thấp hèn. Ngày nay, không ít thanh niên xem “hưởng thụ” là mục đích sôhg của bản thân. Hầu hết, họ là những cậu ấm, cô chiêu con nhà giàu có. Cú đánh võng ngoạn mục trên đường phố, cơn khoái lạc sau khi dùng cocain, thuốc lắc... không có gì không thể với họ. Hoặc lại có thanh niên toan tính vụ lợi cá nhân. Họ sẵn sàng lợi dụng sự giúp đỡ của người khác chỉ để thu vén cho mình. Lối sống như vậy nhất định sẽ bị xã hội đào thải.
Là một thanh niên thời đại mới tôi luôn xác định ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Bạn nghĩ thế nào về câu nói ấy của L. Tôn-xtôi?