Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: Tóm tắt hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

Tác phẩm có 9 chương, mỗi chương là một kỉ niệm sâu sắc về thời "thơ ấu" cay đắng, rất ít niềm vui của tác giả. Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu, chú bé lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Người bố phẫn chí sống lặng lẽ u uất với bàn đèn thuôc phiện và trở thành trụy lạc. Người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu đương song đành chôn tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Gia đình ngày càng sa sút rồi cuối cùng sụp đổ hắn. Bố chết, người mẹ vì "cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực". Đứa trẻ đã mồ côi cha lại xa mẹ, sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng và trở nên đói rách, lêu lổng. Tác phẩm có những chương cảm động kể lại nỗi đau đớn tủi nhục của tuổi thơ bị hắt hủi phũ phàng: những lần bị thầy giáo phạt quỳ vô lí tàn ác, đêm Nô-en bị đuổi ra khỏi cửa nhà thờ, lủi thủi trong gió mưa lạnh lẽo... Cũng có những ki niệm êm ái của đứa bé như khi nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuô't ve, lúc nằm trên bãi cỏ sân trường dưới bóng cây thả hồn theo đám mây trắng bồng bềnh nghe tiếng ve ran trên cành phượng, những khi mơ màng, đế mặc chọ trí tưởng tượng tuổi thơ đưa vào những cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn... Những giấc mơ "đằm thắm và say sưa đã rung động và mơn man cõi lòng" ấy càng chỉ làm thấm thìa tình cảnh trơ trọi đáng thương của "đứa bé côi cút cùng khổ". Từ tình cảnh và tâm sự của đứa trẻ bị đày đọa, tác phẩm cũng làm toát lên bộ mặt lạnh lùng tàn ác của xã hội đồng tiền đầy bất công. Cái xã hội mà tình máu mủ ruột thịt cũng trở nên khô héo, mà cánh cửa nhà thờ đêm Nô-en cũng chỉ mở ra cho đám người giàu sang "khệnh khạng, bệ vệ, hớn hở" và khép lại trước kẻ nghèo "trơ trọi hèn hạ", cái xã hội của bọn thị dân tiểu tư sản sống nhỏ nhen, chỉ biết ganh ghét, giả dối, độc ác...

BÀI CÙNG NHÓM