Cách nói "không hiểu tại sao" nó như trở thành một quán ngữ trong diễn đạt một số vấn đề tình cảm. Nhưng... quả là, không hiểu tại sao mỗi lần nghe bài hát của Y Vân: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bỉnh dạt dào... " , lòng lại nao nao. Đó là một bông hồng đỏ dành tặng cho ai đang có mẹ, những bông hồng trắng cài lên ngực áo đứa con rơi lệ khi đến tiết Vu Lan...
Riêng tôi, tôi nhớ lại bài ca dao, đã thuộc lòng từ nhỏ. Thuộc bài thơ dân gian đến mức quen thân, đến mức như Mẹ hằng ngày, gặp Cha mỗi bữa.
Thấy bài ca dao hay, lại chủ quan cho rằng ý nghĩa đã nỗi lên rõ ràng giản dị, cho nên nhiều lúc ngẫm nghĩ lại mới thấy mình bỏ đi châu báu của nhân dân, chưa đưa tâm hồn mình để đọc nhân dân mình, văn hóa mình chưa cùng thật hiểu văn hóa Việt Nam.
Vâng, bài ca dao thật giản dị - Nó có vẻ đẹp giản dị nhưng không giản đơn một chút nào.
Bốn dòng lục bát chia ra hai ý rõ ràng.
1. Đánh giá công cha nghĩa mẹ
2. Khuyên con hãy giữ đạo hiếu
Chỉ cần đề cập tới hai nội dung ấy bằng nghị luận, bằng biện giải để thuyết phục, ắt hẳn nếu viết ra văn sẽ không ít giấy mực. Bài ca dao đã chở hai nội dung nhân quả ấy trên con đường nghệ thuật. Cái đẹp lung linh của ngôn từ nghệ thuật ở đây đã phát triển tối ưu: nó không chỉ thuyết phục người ta về tình cảm mà thực sự người ta đã bồi hồi xúc động bởi những chân lí vĩ đại mà vô cùng giản dị.
Hai dòng đầu tạo nên hai so sánh
Công Cha = núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ = nước trũng nguồn chảy ra
Nói đến so sánh là nói đến thao tác lập trình, vế A bên trái là giá trị chưa biết. Muốn tìm hiểu nó thì phải tìm hiểu giá trị của vế B bên phải.
Nói cách khác muốn hiểu "công Cha, nghĩa Mẹ", là gì thì phải biết "núi Thái Sơn, nước trong nguồn chảy ra" là gì.
Hai hình ảnh so sánh đòi hỏi ta phải tìm hiểu. Nó là hình tượng trực quan để người đọc liên hệ với vế A mà liên tưởng, phán đoán.
"Núi Thái Sơn", là to lớn, vĩ đại. Tưởng như không cần phải suy nghĩ gì thêm. Công Cha to lớn và vĩ đại. Cha là người khổng lồ như Thần Trụ Trời đào sông đào bể để xây đắp núi non. Công lao không ai làm được ấy Cha làm được cho con.
Tuy nhiên, nếu ta nói: "Công Cha như núi Hoành Sơn" hoặc "núi Trường Sơn" chẳng hạn, thì ý nghĩa trên cũng không hề đổi thay, và vẫn luật lục bát vẫn đảm bảo. Thậm chí, câu ca dao mang đậm chất dân tộc hơn: lấy những địa danh Việt Nam, để gợi ý cho trực giác người đọc cảm nhận thì khả nãng thông tin của nội dung đạt hiệu quả hơn!
Có người khi tìm hiểu cội rễ của các bộ tộc Bách Việt di cư xuống phương Nam đã lần ra địa bàn xưa của họ. Người Việt cổ cư trú và sinh sống ở vùng ven sông Nguyên (nguồn), quần cư xung quanh núi Thái Sơn ở Trung Quốc ngày nay. Cho nên phải thay tiếng "trong" bằng tiếng "sông" ; chữ Nguồn phải viết hoa. Vì thế:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn (Nguyên) chảy ra
Có khả năng gợi ý nghĩa "uống nước nhớ Nguồn" cho người Việt không quên Cha, Mẹ (hiểu theo nghĩa Tổ tiên, nòi giống, nguồn gốc).
Chúng ta không phủ nhận ý kiến trên. Nhưng nếu vì mục đích khởi động nguồn gốc để khuyên răn con cháu phải thờ cúng quê cha đất tổ, ông bà Cha Mẹ thì có lẽ nên viết theo kiểu so sánh "định nghĩa".
Cha là ngọn núi Thái Sơn
Mẹ là dòng nước trong Nguồn chảy ra
Trong cảm thức chung của người đọc, bài ca dao ngụ ngôn đạo đức này nói tới vấn đề nhân sinh, vấn đề đời thường, một vấn đề ai cũng thấy như: ăn, uống, hít thở khí trời, nhưng nhiều lúc quan tâm tới nó cho ta nhiều suy nghĩ nghiêm trang thành kính.
"Núi Thái Sơn" là ngọn núi to lớn ngất trời ở Trung Hoa. Nó nằm ở trung tâm đất nước tự hào cho mình là trung tâm của thế giới này. Từ thời thượng cổ cho đến các vị vua lừng danh như Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, núi Thái Sơn là nơi thăm viếng của các vị hoàng đế. Các vị vua tin rằng, nếu tự mình xa giá cả tháng trời vất vả, tự mình leo lên 999 bậc đá, tự mình ăn chay, tắm dầu thơm sạch sẽ, tự mình bộc lộ tâm can "xưng tội" và cầu ước cho triều chính vững bền, cho dân tình no đủ, mưa thuận gió hòa thì trời thần sẽ cảm ứng và giáng phúc.
Như vậy, núi Thái Sơn có dáng dấp giống như đỉnh Olimpia của Hi Lạp. Đây là người gặp thần linh, là nơi trút bỏ những tục lụy cõi trần để sông thanh sạch, chay tịnh lòng mình. Là nơi mà ngay cả các vị vua chúa chứa đầy quyền uy bị khuất phục và tự thấy mình bình tâm tin tưởng...
Chung quy lại, cái ý nghĩa sâu sắc nhất của núi Thái Sơn là thiêng liêng!
Công cha là sự to lớn, vĩ đại mà thiêng liêng. Núi Thái Sơn là ngọn núi duy nhất có sự thiêng liêng nhiệm màu, được người ta hướng về ngưỡng vọng. Cha cũng là con số 1 duy nhất không thể thay thế được. Cha dựng "Núi Thái Sơn" trong lòng con và đời con!
Hình tượng "Núi Thái Sơn" được nhấn mạnh. Nó tạo nên một hằng số cho mọi "công cha", không trừ một ai. Đâu cứ phải nhà lầu, xe hơi, tiền muôn bạc vạn cho con mới là "núi Thái Sơn'? Có những người cha đã bán cả nhà cửa ở miền Trung, gà trống nuôi con đậu thủ khoa Đại học bằng chiếc xích lô lầm lũi trên đường phố Sài Gòn... những người cha như thế đã dựng núi Thái Sơn trong đời con, đã mời được cả thế giới thần thánh cho con sức mạnh để chân cứng đá mềm với đời!
Công là công sức, "công lênh chẳng quản bao lầu", có công là có thành tựu. Vì thế công cha dễ thấy, ai cũng thấy. Nhưng nghĩ lại là hành vi tự giác lấy hi sinh mình cho kẻ khác hạnh phúc. Những tôn giáo lớn của nhân loại cho ta những hình tượng tuyệt vời của những đấng vĩ đại. Đức Giêsu vác cây thánh giá chịu đóng đinh cho tội lỗi con người; Đức Phật ngồi dưới bóng bồ đề khô quắt hình hài để phát hiện "tứ khổ đế" mà cứu chúng sinh... Và những bậc vĩ đại như Thuất; Nghiêu; như Pia đệ nhất; như Bác Hồ kính yêu của chúng ta... Họ là những người có lí tưởng vì nghĩa.
Công thấy được, nghĩa thì cần phải đánh giá, định hình. Đặc biệt so với Cha, người Mẹ thường khuất lấp trong gia đình. Nếu hời hợt nhiều đứa con không hiểu, không cảm nhận sâu sắc nghĩa Mẹ là gì?
Mang thai 9 tháng 10 ngày, rứt máu thịt của mình, xé máu thịt của mình, để sinh ra con đã là hành vi vĩ đại đầu tiên của đấng sinh thành. Rồi nuôi dưỡng con khôn lớn "cù lao chín chữ" cao sâu. Nếu ai không hiểu điều giản dị đó đâu có thể gọi là người. Lo toan bộn bề từng miếng ăn, giấc ngủ, dõi theo bước con đi chập chững cho đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay... Đó là Mẹ, là nghĩa của Mẹ.
Có người cho rằng "nước trong nguồn" là rất nhiều, là dào dạt. Hình như đây là kiểu nói quán tính do những so sánh khác nói về Mẹ gây nên liên tưởng tương đồng. Thí dụ "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình" - "nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Thực ra, nước trong nguồn rất hiếm hoi. Mùa hanh khô, gặp được ngụm nước trong nguồn thật là mát cả tâm can. Để có được những giọt nước quý giá, tinh khiết, mát lạnh với kẻ khát này, nước đã được bao nhiêu tầng đất đá, đã lọc bao nhiêu giai đoạn để nhỏ giọt, để tích góp mà nên nguồn.
Như hai con nai khát khao nguồn nước
Con đến cùng người với Chúa, Chúa ơi!
Hai câu trong "thánh vịnh" đã gợi cảm giác vô cùng hạnh phúc, sáng láng như nai gặp nguồn để thảnh thơi uống ngụm nước trong. Đứa con đang khát cháy trong đời luôn đứng bên nguồn nước mà Mẹ ẩn nhẫn chắt chiu qua ngày tháng... Còn gì hạnh phúc hơn?
Mẹ lựa chọn hạt trong mát cho con, hạt đục đắng cay cho Mẹ; không phải chắt chiu ngày một ngày hai mà là mãi mãi.
Nước trong nguồn khó thây, nó ít mà mát trong tinh chất. Nhưng thật là tế nhị trong câu ca dao. Ở đây nghĩa Mẹ không chỉ là nước trong nguồn mà là nguồn nước ấy nhìn thấy nó chảy qua khe, ra suối, ra sông ít nhưng không hết, ít mà luôn giữ được cái không hề vơi cạn. Mẹ cố gắng, chu tất, trọn vẹn hi sinh cho con biết chừng nào. Mẹ tích lũy những hi sinh cho con để rồi từ những giọt nước nhỏ nhoi ấy con có suối, có sông, con theo suối, theo sông ra tới đại dương cuộc đời.
Nếu Cha là bệ phóng thì hi sinh của Mẹ đẩy con đi đến những chân trời. Cha tạo tiền đề, Mẹ là nền lập nên những định lí, những bài toán. Cha đổ móng dựng nền, Mẹ là người xây ngôi nhà cho con. Không phải ngẫu nhiên mà trong tiền sử các vĩ nhân, hướng đi của nhân cách và thiên tài thường được định ra từ Mẹ. Chỉ nói ở phương Đông. Mẹ của Văn Vương Mạnh Tử, Mẹ của Bác Hồ, của bao anh hùng liệt sĩ hi sinh cho Tổ quốc Việt Nam...
Trong tương quan của câu thơ lục bát thì dòng "lục" bao giờ cũng là để dồn thông báo cho dòng "bát". Thật là ngu xuẩn đế nói rằng nghĩa mẹ thì hơn công Cha. Nhưng rõ ràng tác giả dân gian đã nhấn mạnh, đã lưu ý người đọc nghĩa Mẹ bởi công Cha đã quá rõ ràng, quá hiển nhiên. Phải chăng trong gia đình xưa, người Mẹ, người phụ nữ thường bị định kiến của chế độ phong kiến làm cho khuất lấp. Dân gian khi nhân mạnh tới nghĩa mẹ là tạo nên một dấu bằng giữa Cha và Mẹ?
Phải chăng văn hóa lúa nước trọng âm, trọng nữ đã tạo nên năng lượng nội tại cho câu hát này?
Dù sao, trong quan niệm bản nguyên sinh lưỡng cực, âm đương thống nhất để tạo nên sự bền vững của sự vật, Cha và Mẹ là hai thành phố có nghĩa thứ nhất, vô cùng quan trọng tới đời con. Cái hay ở đây là Cha và Mẹ đứng bên nhau; cái cao, cái thấp. Nhưng núi nào mà chẳng ngấm nắng mưa? Nguồn nào mà không chắt chiu từ đất đá của núi? Công và nghĩa vì thế mà giao nhau. Với con, Cha và Mẹ là một khối, công và nghĩa cũng là một khối. Dân gian tách ra để phân tích ở cấp độ "nguyên tử", để thấy đặc thù, để làm rõ thêm vị trí của cha và Mẹ. Thực ra, có bao giờ ngắm nhìn một cái đẹp, ta nỡ rút từng cánh từng nhụy hồng để phân chất mùi hương?
Cách nói ẩn dụ không tán dương trực tiếp (so sánh cũng là một kiểu chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ trong thơ). Nó tạo nên sức gợi mênh mang mà không thấm thìa. Vì thế mà khi đọc hai dòng sau, ta không ngỡ ngàng, không báo động, thắc mắc mà tiếp nhận tự nhiên.
Theo lôgic hình thức thì công Cha và nghĩa Mẹ là hai thì ứng xử với hai đối tượng đó cũng phải 2 "lòng". Dân gian khẳng định "Một lòng", tức là thái độ, cái tâm thống nhất khi quan hệ với Cha và Mẹ. Tuy nhiên, có sự phân biệt về hình thức khá tế nhị: "thờ Mẹ" trước "kính Cha" sau. Báo hiếu với Mẹ thì "thờ" với Cha thì "kính". Rõ ràng trong tinh thần dân chủ, tác giả dân gian đã lưu tâm tới giới tính. Phụ nữ (dù là Mẹ) sông nghiêng về thế giới tình cảm, tâm linh cho nên hạnh phúc nhất là họ được "tôn thờ", được quan tâm trước nhất. Món quà tinh thần của con đối với Mẹ có ý nghĩa nhiều hơn là vật chất. Còn với Cha, giới tính nam luôn mong con thể hiện bằng sự kính trọng với mình. Sự nghiêm khắc có vẻ gián cách này đòi hỏi con phải hành động, phải trả lời Cha mình bằng việc làm bằng công hơn là bằng nghĩa. Đúng ra là, sự thành đạt của con là trả được công cho Cha, là biểu hiện của kính trọng! Tuy nhiên, như trên đã nói, tác giả dân gian không cố ý phân biệt Cha Mẹ. Cách bẻ từ như trên để "Mẹ Cha", "thờ kính" lồng vào nhau để tạo nên thành ngữ được hiểu theo nghĩa khối, nghĩa tổng hợp: Kính thờ Cha Mẹ chứ không phân ranh rạch ròi!
Xưa nay và trong thực tế hay nói tới đạo Phật, đạo Thiên Chúa hoặc là đạo Lão, đạo Khổng... Từ "đạo" gắn với một hệ thống kinh sách triết học, gắn với cộng đồng người chung một đấng tôn thờ, chung một tâm trí về thế giới quan, nhân sinh quan...
Chưa ai nói tới "đạo con" bao giờ. Nhưng cái chữ hiếu, bản thân nó là một thứ đạo. Nó hiển nhiên trong cuộc sông con người, nó là một đạo đầu tiên, nó ở trong các đạo khác. Trong tiết Vu Lan, vào nhà chùa, ai không nhớ câu "trăm thứ đạo lấy đạo hiếu làm đầu"...
Đã nói tới "đạo" là nói tới cái mặc nhiên, tự nhiên như Trời Đất vũ trụ quanh ta. Ta không cần dùng những suy luận lôgic để chất vấn mình tại sao phải lại "thờ Mẹ kính Cha"? Tại sao ta phải sông "cho tròn chữ hiếu"? Dĩ nhiên, người ta có thể cắt nghĩa, lí giải và thực ra dân gian đã cắt nghĩa lí giải bằng cách nếu hai hình tượng: "núi Thái Sơn, và nước trong Nguồn chảy ra". Nếu hình tượng như thế chỉ để ta cảm nhận được nhịp tim của mình với song thân chứ đâu phải cần hướng ta tới lí giải nhận thức?
Đã là "đạo" cần có tình yêu, niềm tin vào hi vọng với nó. Ta thờ Mẹ kính Cha là nghĩa vụ của trái tim. Chỉ có thế ta mới là người, là con người - con người có thể mổ xẻ phân tích khám phá bao nhiêu điều bí ẩn với tự nhiên và xã hội. Nhưng con người cũng là một đấng kì diệu của Tạo Hóa bởi có nhiều lúc nó biết dùng trí tuệ của nó ở đấng sinh thành nó để thờ kính mà không cần cắt nghĩa. Con nai đứng bên nguồn nước và vị hoàng đế chay tịnh để cho thánh linh vào lòng mình lẽ nào lại cần cắt nghĩa, tại sao?
Vâng, đạo con là phải thờ Mẹ kính Cha!