Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Trong những kỉ niẹm và nỗi nhớ da diết của ngươi cán bộ kháng chiến, hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đã được tái hiện với nhiều sắc thái khác nhau, ở những thời gian và không gian cụ thể, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên thật đa dạng: có trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương; có cảnh làng bản bồng bềnh trong khói sương; có hoa chuối đỏ tươi trên nền xanh thẫm của rừng; có hoa mơ nở trắng; có tiếng ve kêu giữa ngập tràn màu vàng của rừng pháchr.. Và trong bức tranh thiên nhiên nhiều sắc vẻ ấy luôn luôn lúc thì ẩn hiện, thấp thoáng, lúc lại hiện ra rõ nét hình ảnh của con người. Con người và cuộc sống nơi chiến khu Việt Bắc hiện về với nét thanh bình êm ả (Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều - Chày đêm nện cối đều đều suối xa), cũng có khi là cả trong nghèo khó, cơ cực (Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng - Nhớ người mẹ nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô,...ị Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người được biểu hiện rõ nhất trong đoạn thơ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Có thể thấy trong đoạn thơ này sự luân chuyển thời gian và không gian, luân chuyển giữa hoa và người, tương ứng là sự luân chuyển màu sắc: xanh / đỏ tươi - trắng sáng (nắng ánh) - trắng (rừng mơ) - trắng / vàng (sợi giang) - vàng. Mạch cảm xúc dào dạt về Việt Bắc nhắc gọi, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thiên nhiên và con người hết sức trữ tình. Nghĩa tình thắm thiết, bền chặt giữa người Việt Bắc với cán bộ cách mạng lắng đọng trong những hình ảnh thơ ca mộc mạc, chân thành.

 

BÀI CÙNG NHÓM