Một ai đó đã nói một câu có đại ý rằng: Bản chất của văn chương là những cái còn lại. Quả thực, quy luật sàng lọc nghiệt ngã của thời gian khiến cho những thứ không bền vững dễ dàng tan biến. Đọc một bài văn, bài thơ, cái thu hút người ta có thể là một hình thức thơ hào nhoáng, một nội dung thơ hấp dẫn, nhưng sau khi đọc xong, người ta tự hỏi: Vậy những cái gì còn đọng lại? Bài học từ cuộc sống rút ra từ văn chương có lẽ chính là cái mang lại cho người ta nhiều suy tư nhất. Đưa ra bài học, khiến cho ngươi đời sau mãi suy nghĩ, chiêm nghiêm và cảm nhận tính đúng đắn của nó. Đó là một điều quan trọng làm nên giá trị của văn học. Hãy cùng đi và tìm hiểu “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải, người ta sẽ tìm được từ đó bài học sâu sắc về việc xây dựng nếp sống văn hoá trong thời hiện đại.
“Một người Hà Nội” là câu chuyện kể về cô Hiền và cuộc sống của gia đình cô, một gia đình của Hà Nội thanh lịch và hào hoa với đúng nghĩa của nó. Bài học xây dựng nếp sống văn hoá xã hội nằm ngay trong hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm: cô Hiền. Nguyễn Khải “Từ chỗ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của con người chinh trị, con người lịch sử, ông dần chuyển niềm say mê sang vẻ đẹp nhân bản của con người khiêm nhường về phận vị nhưng biết tự trọng và dù hoàn cảnh nào cũng không chịu đánh mất đi niềm khát khao tự hoàn thiện” (Nguyễn Thị Bình). Qua cuộc đời của con người này, chúng ta có thể cấm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hoá của một người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá. Nét văn hoá thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện trong những cái hết sức bình dị, cụ thể nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Nguyễn Khải để nhân vật của mình xuất hiện trong một “bầu không khí tư sản” với ngôi nhà to rộng, từ cách ăn mặc đến nói năng đều kiểu cách, đều có quy tắc nhưng cuối cùng chúng ta vẫn phải thừa nhận nó là một lối sống văn hoá chuẩn mực, có thể nói là mẫu mực, trang trọng mà không khác vời bởi nó luôn gắn với nếp nhà. Nguồn gốc sâu bền như vậy đã dưỡng thành nên một nhân cách cao đẹp trong xã hội. Điều đáng chú ý nhất ở nhân vật cô Hiền, người đại diện cho những chuẩn mực của nếp sống văn hoá ấy, là lòng tự trọng, sắc sảo hơn người và bản lĩnh vững vàng trước bao biến động của cuộc sống. Vì tự trọng nên cô không bao giờ làm mình nhếch nhác. Ngày còn trẻ, cô biết “cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hét. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn”. Vì tự trọng, cô ý thức được rất rõ trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, là một người mẹ, thẳng thắn thừa nhận sự đau đớn nhưng không vì thế mà ngăn cản việc con mình đi làm nhiệm vụ, công hiến cho đất nước khi cần.
Với con cháu, cô Hiền luôn uốn nắn, giáo dục để chúng không trở thành những người Hà Nội xấu xí. Cô bảo con cháu mình: “Chúng mày là người Hà Nôi thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được tuỳ tiện, buông tuồng”, ở đây, con người ấy không chỉ biết luôn biết nhận thức những giá trị chuẩn mực của cuộc sống mà còn có ý thức truyền dạy những điều hay lẽ phải để duy trì cốt cách của con người Tràng An. Cô cũng đã từng quát đứa con không xưng hô cho đúng lễ nghĩa, gọi tác giả là “đồng chí Khải” chứ không phải là “anh Khải”. Với cô, trật tự gia đình là thứ không thể phá bỏ và người ta cần phải phân biệt được đâu là nhà, đâu là nơi làm việc. Và chính cũng người đàn bà ây hoá thân trong một bà cụ Hiền ngoài bảy , mươi tỉ mẩn lau chùi chiếc bát thuỷ tinh bày thuỷ tiên mà chiêm nghiệm về lẽ đời, về văn hoá ứng xử đang ngày càng bị xuống dốc trong cuộc sống hiện đại. Ta bắt gặp trong đó ý vị của sự kiêu hãnh và lòng tự trọng, tự tôn cao độ. Ý thức đó không mang tỉnh thủ cựu, kì thị mà càng tôn lên nhân cách nhân vật và ý thức về văn hoá.
Ý thức về lối sống văn hoá thể hiện ngay trong những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày, những cái đời thường mà vì cái xô bồ, vội vã của xã hội người ta không còn để ý đến. Trong tác phẩm xuất hiện một chi tiết đối lập đầy thú vị. Tác giả đã đưa ra cảnh, một bữa cơm của gia đình mình để làm nổi bật thứ văn hoá thể hiện ngay trong cả nết ăn uống: “Lại cái bàn ăn nữa củng không giống số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp lên đĩa, đũa bọc trên giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra bát, ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục môi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con, mắng cái, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả”.. Các sống ấy, có vẻ “quí tộc” với những người xung quanh, nhất là trong hoàn cảnh thời bấy giờ. Nhưng quan trọng hơn, chi tiết nhân mạnh đến một nếp sống đã trở thành một nét văn hoá, một thói quen văn hoá mà người ta không thể không thực hiện. Nét văn hoá của một người Tràng An thanh lịch đã trở thành một nếp sống khó thay đổi và cũng không có lí do gì để thay đổi trong cuộc sống của họ.
Câu chuyện về nếp sống văn hoá của một con người, "hạt bụi vàng” còn sót lại hiếm hoi trên đất Hà thành; từ nếp sống của một gia đình ta suy nghĩ nhiều hơn về nếp sống văn hoá trong thời hiện đại. Văn hoá là một trong những khía cạnh quan trọng để nhìn nhận và đánh giá về con người. Giữ được lối sống văn hoá, con người sẽ nâng cao giá trị bản thân trong con mắt mọi người, được mọi người yêu quí, trân trọng. Bà Hiền được tác dành cho một tình cảm yêu quí trân trọng bởi bà là một trong số ít những người ở đất Hà thành còn lưu giữ được nét thanh lịch của người Tràng An. Lòng tự trọng, ý thức giữ gìn phẩm giá và nhân cách đã khiến cho bà vẫn giữ được lối sống của mình và gia đình mình trong xã hội ngày càng xô bồ. Nếp sống trong gia đình bà, từ cách ăn uống, đi lại, may mặc đều được dựa trên ý thức này. Nó cho ta bài học về ý thức rèn luyện trong cách sống của chính mình. Tác phẩm còn mang lại cho chúng ta bài học sâu sắc về việc giữ gìn nếp sống văn hoá trong xã hội. Nếp sống thanh lịch, không chỉ riêng với người Hà Nội, mà còn là với tất cả mọi con người đều là cần thiết và đáng trân trọng, cần phải có ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ và phát huy nó. Câu chuyện về bữa ăn có phần “thoải mái, hả hê” của gia đình người cháu, về chuyện cậu thanh niên xô ngã tác giả mà còn quay lại tỏ thái độ thiếu văn minh, việc người con dâu thản nhiên cho con bú trước mặt bố chồng và bạn của bố... Đó không chỉ là câu chuyện trong sách vở, không chỉ là câu chuyện của Hà Nội, mà còn là câu chuyện văn hoá của cả một xã hội, cả một cộng đồng. Văn hoá và nếp sống văn hoá đang không còn được người ta để ý, trân trọng nhiều như trước nữa. Cuộc sống xô bồ khiến cho nhiều thứ giá trị thanh cao trong đó có văn hoá sống, văn hoá ứng xử... không còn được xem trọng. Người ta sống thiên nhiều hơn về việc thoả mãn những nhu cầu trước mắt trong cuộc sống mà không để tâm tới việc xây dựng những giá trị tinh thần, làm nên vẻ đẹp dài lâu.
Câu chuyện còn là một niềm tin của tác giả về mạch ngầm văn hoá sẽ chảy mãi trong đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Cái cây cổ thụ ở đền Ngọc Sơn tưởng rằng sau khi đổ sỗ không có cơ hội được sống sót được công ti môi trường đến khôi phục lại. Và “lại một hạt bụi vàng” của Hà Nội rời xuống, chìm sâu vào Ịớp đất cổ. “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lèn cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”. Văn hoá và nếp sống văn hoá vốn là một nét đặc trưng đẹp mang tính truyền thông trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Chỉ cần mỗi chúng ta có ý thức giữ gìn và phát huy. Nó sẽ mãi tồn tại. Hãy sống sao cho mình là một người văn hoá để không lạc lõng trong chính nơi mình đang sống.
Câu chuyện của Nguyễn Khải mang đến cho người đọc niềm tự hào, trân trọng về nếp sống văn hoá của một con người, một gia đình trong đất Hà thành để mang đến cho chúng ta những suy nghĩ thật sâu sắc về cuộc số'ng của chính mình.