Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Quản trị Marketing: Phần 1 - ĐH Đà Nẵng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình Quản trị Marketing phần 1 trình bày nội dung tổng quan về quản trị Marketing, hoạch định chiến lược Marketing, các chiến lược Marketing cạnh tranh, hệ thống thông tin Marketing và nghiên cứu Marketing,. Mời các bạn tham khảo. | Tổng quan về quản trị marketing Những khái niệm cơ bản của marketting Marketing là một qúa trình quản lý mang tính xã hội nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. Định nghĩa này về marketing dẫn chúng ta đến những khái niệm cốt lõi sau nhu cầu cấp thiết mong muốn nhu cầu sản phẩm lợi ích chi phí sự thỏa mãn trao đổi giao dịch thị trường marketing và người làm marketing. Nhu cầu cấp thiết needs Điểm xuất phát của tư duy marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. Người ta cần thức ăn nước uống không khí và nơi ở để sống còn. Bên cạnh đó con người còn có nguyện vọng mạnh mẽ cho sự sáng tạo giáo dục và các dịch vụ khác. Nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được. Nhu cầu cấp thiết của con ngưòi rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn mặc sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội như sự thân thiết gần gũi uy tín và tình cảm cũng như các nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết là những phần cấu thành nguyên thủy của bản tính con người không phải do xã hội hay người làm mketing tạo ra. Nếu các nhu cầu cấp thiết không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu các nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con ngưòi thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thỏa mãn sẽ lựa chọn một trong hai hướng giải quyết hoặc là bắt tay tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kìm chế nó. Mong muốn wants Mong muốn của con người là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó vốn quen thuộc. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Con ngưòi càng tiếp xúc nhiều hơn với