Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán học y học cổ truyền: Phần 2 - GS. Trần Thúy, TS. Vũ Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Chẩn đoán học y học cổ truyền: Phần 2 trình bày các nội dung về khái quát về tứ chẩn, bát cương, chẩn đoán và biện chứng luận trị, vận dụng phép chẩn đoán. Tham khảo nội dung 2 phần giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết. | CHƯƠNG lỉ KHÁI QUÁT VÉ TỨ CHAN I. VỌNG CHẨN NHÌN Thầy thuốc dùng mắt để quan sát trực tiếp các bộ vị trong toàn thân và các vật bài tiết của bệnh nhân .để hiểu rõ sự biến hoá của bệnh tật như thế gọi là vọng chẩn. Trong chẩn đoán vọng chẩn chiếm một vị trí quan trọng. Vọng chẩn là quan sát các bộ vị trong toàn thân mà điểm rất chủ yếu là quan sát thần sắc hình thái để suy đoán sự biến hoá của bệnh tật. Có một sô bệnh chỉ phản ảnh một vài dấu hiệu khác thường về thần sắc hoặc hình thái. Nhưng có một sô bệnh lại phản ảnh nhiều mặt biến đổi vể thần sắc hình thái . Thần sắc hình thái của người khoẻ mạch đều có hiện tượng bình thường một khi có trái thường thì là dấu hiệu bệnh. Trung y trong thực tiễn lâu dài đã chứng minh bộ phận bên ngoài của nhân thể có quan hệ mật thiết với ngũ tạng lục phủ đặc biệt là vùng mặt vùng lưỡi càng quan hệ mật thiết với tạng phủ nhiều hơn. Vì vậy thần sắc hình thái biến đổi có thể phản ảnh được trạng thái bệnh ở các bộ phận bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Cho nên thông qua việc quan sát bộ phận bên ngoài là có thể chẩn đoán được bệnh biến toàn diện. Quan sát thần sắc hình thái vận dụng cụ thể phân làm hai mặt hoàn toàn và cục bộ. Ngoài ra vì phép khám lưỡi trong vọng chẩn rất quan trọng cho nên vọng chẩn chia làm ba phần thần sắc phép khám lưỡi và phân vùng vọng chẩn để trình bày. A. PHÉP VỌNG CHẨN THẦN SẮC HÌNH THÁI 1. Trông thần sắc a. Thần sắc bao gồm tinh thần và khí sắc. Sự biên đổi khác thường vể trạng thái tinh thần và khí sắc ở mặt đủ nói lên sự mạnh yếu của cơ thể và sự nặng nhẹ nguy nan của bệnh tật. về sự sản sinh thần sắc và quan hệ chỉnh thể của nó cũng như tính quan trọng trên phương diện chẩn đoán học sách Nội kinh đã có nhận thức sâu sắc như sau Thiên Lục tiết tạng tượng luân sách Tố Vấn nói Trời lấy 5 khí để nuôi người đất lây 5 vị để nuôi người. Năm khí vào mũi tàng chứa ở tâm phế 38 đưa lên làm 5 sắc tươi sáng âm thanh rõ ràng . Năm vị vào đường miệng mũi tàng chứa ở trường vị mùi vị có chỗ tàng chứa để nuôi 5 khí