Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lễ hội Loi Krạ-thôông ở Thái Lan

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hàng năm, tương ứng với những ngày trăng tròn tháng Mười Âm lịch Việt Nam, ở Thái Lan, những chiếc Krạthôông lớn nhỏ đủ kiểu của dân chúng, các quan chức, hoàng gia lại rực sáng lung linh dưới ánh trăng cuối mùa mưa, dập dình trôi vào các sông lớn, đổ ra biển. Những chiếc Krạ-thôông ấy không chỉ đem đồ tế tạ ơn Mẹ Nước, mà còn đem đi tất cả những rủi ro, tội lỗi của cả một năm qua và biến cả đất nước Thái Lan thành những ngày hội ánh sáng tưng bừng đầy ý. | Lễ hội Loi Krạ-thôông ở Thái Lan Hàng năm tương ứng với những ngày trăng tròn tháng Mười Âm lịch Việt Nam ở Thái Lan những chiếc Krạthôông lớn nhỏ đủ kiểu của dân chúng các quan chức hoàng gia lại rực sáng lung linh dưới ánh trăng cuối mùa mưa dập dình trôi vào các sông lớn đổ ra biển. Những chiếc Krạ-thôông ấy không chỉ đem đồ tế tạ ơn Mẹ Nước mà còn đem đi tất cả những rủi ro tội lỗi của cả một năm qua và biến cả đất nước Thái Lan thành những ngày hội ánh sáng tưng bừng đầy ý nghĩa. Một tháng sau khi kết Hạ kỳ tu kín của các tăng ni Phật giáo vào những ngày trăng sáng và tròn nhất trong tháng 12 theo Âm lịch Thái Lan thường là vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Công lịch tháng Mười lịch âm của Việt Nam ở Thái Lan lại diễn ra một lễ hội rất đặc sắc - Lễ hội Loi Krạthôông. Thời gian này nước các sông ở Thái Lan lên đầy nhưng mùa mưa cũng bắt đầu chấm dứt trời sáng trong hơn và không khí không còn ẩm ướt nữa. Mọi người ở thôn quê đều rảnh rỗi vì lúa đã tốt chỉ còn chờ tháng nữa là gặt. Thế nên lễ hội này đã trở thành một lễ hội lớn phổ biến ở Thái Lan. Người Thái ở khắp nơi trên đất nước đều hướng về các con sông ao hồ và các kênh mương để thả những chiếc Krạ-thôông. Theo tiếng Thái krạ-thôông là chiếc bát lá làm bằng thân và lá chuối được trang trí dùng để đựng đồ cúng loi nghĩa là thả trôi . Loi krạthôông là thả trôi những chiếc bát lá theo dòng nước. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của lễ hội này. Cách giải thích phổ biến nhất cho rằng đây là một lễ hội có xuất xứ từ Ân Độ với tín ngưỡng thờ phụng nữ thần sông Hằng như vị thần mang lại cuộc sống và sự sinh sôi quan niệm này đã được du nhập vào Vương quốc Thái Lan dưới Vương triều Sụkhổ- thay khoảng 700 năm trước trong đó tên sông Hằng được phiên âm thành Khongkha. Đời Vua Răm-khăm-hẻng vị Vua vĩ đại của Vương triều Sụ-khổ-thay có một cô gái tên là Nang Nopamas con gái của một thầy tu Bà la môn trong Hoàng cung thường hay cúng lễ thần sông khi mùa mưa kết thúc. Nàng đã bắt chước tục lệ Bà la môn