Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Sinh Cung - tên lúc nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra khi dân tộc Việt Nam đang chìm đắm trong cảnh nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai. Từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn và nhu cầu phát triển mới. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc cùng sự bạc nhược của chính quyền phong kiến dân tộc Việt Nam, không phát huy được những tiềm năng về tài nguyên,. | Bài 1 Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh BÀI 1 CƠ SỞ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Bài này bao gồm 3 mục lớn Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu Sau khi học xong bài này anh chị sẽ Nắm được cơ sở khách quan và chủ quan hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Nắm được các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh Hiểu đúng giá trị tầm vóc to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh. 11 Bài 1 Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.1. C ơ sở khách quan Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Hoàn cảnh xã hội Việt Nam Nguyễn Sinh Cung - tên lúc nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra khi dân tộc Việt Nam đang chìm đắm trong cảnh nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai. Từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn và nhu cầu phát triển mới. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc cùng sự bạc nhược của chính quyền phong kiến dân tộc Việt Nam không phát huy được những tiềm năng về tài nguyên vị trí địa lý và trí tuệ con người không tạo ra được sức mạnh đủ chống trả sự xâm lược của thực dân Pháp. Yêu nước và anh dũng trong chiến đấu chống lại các kẻ thù xâm lược là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhưng chính quyền phong kiến không những không phát huy được truyền thống ấy mà ngược lại vì lợi ích riêng của Hoàng tộc họ còn nhân nhượng cam chịu thất bại và đầu hàng. Mặc dù triều đình phong kiến ươn hèn trong những năm cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn rầm rộ trong cả nước. o Các cuộc đấu tranh vũ trang do các sĩ phu văn thân phong kiến yêu nước lãnh đạo không thành ý thức hệ tư tưởng phong kiến thể hiện rõ sự lỗi thời của mình trước nhiệm vụ lịch sử. o Tiếp theo đó là cuộc