Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xã hội học và phát triển nông thôn Việt Nam: Thách thức và triển vọng - Tô Duy Hợp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Xã hội học và phát triển nông thôn Việt Nam: Thách thức và triển vọng" dưới đây, nội dung bài viết trình bày về thách thức và triển vọng về xã hội học và phát triển nông thôn Việt Nam,. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu. | 4 Xã hội học sô 3 83 2003 XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG TÔ DUY HỢP Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học về chủ đề phát triển nông thôn Việt nam. Tiêu biểu là Khảo cứu xã hội học và các vấn đề phát triển nông thôn ở Đông Nam Á của tập thể tác giả ngoài nưốc và trong nưốc K. F. Walker Vũ Quốc Thúc v.v. Bỉ Unesco 1963 . Một khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học về phát triển nông thôn đã được xác lập và được vận dụng vào trường hợp nông thôn Việt nam. Về mặt lý thuyết các tác giả đã dựa chắc trên lý thuyết hiện đại hóa song đã cố gắng vượt qua hạn chế của quan điểm vị tộc coi Tây Âu là trung tâm và xã hội công nghiệp - đô thị Âu - Mỹ là mẫu hình duy nhất của xã hội hiện đại thay thế vào đó bằng quan điểm tương đôi văn hóa tôn trọng bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc phương Đông nói chung dân tộc Việt nam nói riêng. Từ đó suy ra mô hình phát triển nông thôn Việt nam chắc chắn sẽ có những nét đặc thù khác xa so vối mô hình phát triển nông thôn Tây Âu và Bắc Mỹ. Cách tiếp cận lý thuyết biện chứng này được triển khai nhất quán vối cách tiếp cận kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học nông thôn trong đó rõ nhất là sự kết hợp giữa phương pháp định lượng điều tra xã hội học và phương pháp định tính điền dã dân tộc học . Khung phương pháp nghiên cứu xã hội học kết hợp định lượng và định tính đã được thao tác khá thành công trong công trình của F. Houtart và G. Lemercinier Hải Vân - Một xã ở Việt Nam. Đóng góp của xã hội học vào việc nghiên cứu những sự quá độ Đại học Louvain Bỉ 1980 . Tuy nhiên về mặt lý thuyết các tác giả Houtart và Lemercinier đã dựa chắc trên cơ sở lý thuyết tân mác-xít và cố gắng vận dụng vào trường hợp nông thôn Việt nam khi nêu ra và nghiên cứu giải quyết nan đề1 biện chứng xoá bỏ - xuất hiện trong tiến trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn quá độ bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ .