Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự tương đồng và dị biệt giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Trung Quốc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khi tìm hiểu về kiến trúc Việt Nam thì có rất nhiều người đã lầm tưởng rằng đó là sự sao chép của kiến trúc Trung Hoa vì Việt Nam đã sống dưới một ngàn năm ách đô hộ của Trung Quốc. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu kỹ về các công trình kiến trúc còn tồn tại của hai quốc gia thì người ta nhận ra rằng trong tất cả các công trình đó thì mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia đều để lại một nét son như là một dấu ấn riêng của dân tộc. | Sự tương đồng và dị biệt giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Trung Quốc Khi tìm hiểu về kiến trúc Việt Nam thì có rất nhiều người đã lầm tưởng rằng đó là sự sao chép của kiến trúc Trung Hoa vì Việt Nam đã sống dưới một ngàn năm ách đô hộ của Trung Quốc. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu kỹ về các công trình kiến trúc còn tồn tại của hai quốc gia thì người ta nhận ra rằng trong tất cả các công trình đó thì mỗi một dân tộc mỗi một quốc gia đều để lại một nét son như là một dấu ấn riêng của dân tộc mình. Tứ hợp viện - ngôi nhà truyền thống của Trung Quốc một kiến trúc đóng điển hình Trước hết thì chúng ta có thể nhận thấy rằng kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa cũng có khá nhiềunét tương đồng. Cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau này. Xét về mặt địa lý thì đó làmột sự trải dài liên tụccủa các đới khí hậu và các miền tự nhiên do đó chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng giống nhau ở những vùng chuyển tiếp và lân cận nên kiến trúc những vùng này sẽ có những nét tương đối giống nhau ví dụ như là hình thức mái vật liệu xây dựng. Ngoài ra cả hai đều có sự giao thoa văn hóa liên tục suốt hơn một ngàn năm lịch sử. Quá trình giao thoa văn hóa đã để lại dấu ấn rõ nét ở dòng kiến trúc chính thống chẳng hạn như là một số nét tương đồng giữa cố cung Bắc Kinh và Tử cấm thành của kinh thành Huế hoặc sự giống nhau giữa Văn Miếu Hà Nội và Văn Miếu Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông. Tuy vậy trong quá trình giao lưu văn hóa ấy không phải lúc nào chúng ta cũng là người tiếp nhận mà trái lại không hiếm khi chúng ta đóng vai trò là người truyền bá. Một ví dụ tiêu biểu chứng minh cho điều này là sự cống hiến lớn lao của một người Việt Nam tên là Nguyễn An trong việc thiết kế và tu bổ kinh đô Bắc Kinh thời nhà Minh. Ông là người thiết kế và chỉ đạo thi công điện Thái Hòa Trung Hòa Bảo Hòa và một số công trình quan trọng khác của kinh đô Bắc Kinh. Tuy nhiên ảnh hưởng của suốt hơn một ngàn năm giao lưu văn hóa này đã không thể xâm nhập vào cộng đồng làng xã Việt Nam nên nó đã không ảnh hưởng nhiều đến dòng