Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tạp chí khoa học: Nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển trong Luật Quốc tế hiện đại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tính nội dung của nguyên tắc công bằng trong tiến trình phát triển của luật biển quốc tế, thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển tại các thiết chế tài phán quốc tế. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học Tập 30 Số 4 2014 47-57 Nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển trong Luật Quốc tế hiện đại Nguyễn Hùng Cường Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 9 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 11 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 12 năm 2014 Tóm tắt Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc cơ bản và nền tảng trong phân định biển nói riêng và phân định thềm lục địa nói chung. Bài viết tập trung phân tính nội dung của nguyên tắc công bằng trong tiến trình phát triển của luật biển quốc tế thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển tại các thiết chế tài phán quốc tế và từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất đối với việc vận dụng nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa tại Việt Nam. Từ khóa Nguyên tắc công bằng phân định biển phân định thềm lục địa. 1. Nguyên tắc công bằng trong luật biến quốc tế hiện đại Nguyên tắc công bằng được sử dụng như là một trong những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của pháp luật quốc tế hiện đại nói chung và luật biển quốc tếnói riêng. Trong lĩnh vực luật biển nguyên tắc này được hình thành và phát triển cùng với thực tiễn phân định thềm lục địa và các vùng biển giữa các quốc gia láng giềng cũng như tiến trình phát triển của luật biển quốc tế với những dấu mốc quan trọng về các hội nghị quốc tế về luật biển cùng với sự ra đời của các Công ước Geneva năm 19581 Công ước Luật biển năm 1982 UNCLOS . ĐT 0983 750 769 Email cuongnguyenhungvn @ gmail.com - Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải có hiệu lực từ ngày 10 9 1964 48 quốc gia là thành viên Đã trải qua hơn 50 năm kể từ khi các đề xuất cụ thể về một số nguyên tắc cơ bản áp dụng cho việc tạo lập và phân định đường biên giới ranh giới biển được đưa rabởi các cơ quan khác nhau tiêu biểu là Ủy ban Luật quốc tế ILC Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển Tòa án Công lý quốc tế ICJ Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về .