tailieunhanh - Biến động tài nguyên sinh vật do tác động của công trình thủy lợi, thủy điện ở Tây Nguyên
Bài báo này trình bày sự thay đổi tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên do các công trình thủy lợi, thủy điện. Mục tiêu của bài báo là: (1) Chỉ ra sự biến động của tài nguyên sinh vật do tác động của các công trình thủy điện và thủy lợi; (2) Đánh giá sự thay đổi của tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên. | 36(1), 75-81 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2014 BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT DO TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN Ở TÂY NGUYÊN NGUYỄN LẬP DÂN1, HÀ QUÝ QUỲNH2 Email: phongtnnm@ 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 5 - 4 - 2013 1. Mở đầu Việt Nam là nước nông nghiệp, đời sống của đại bộ phận người dân phụ thuộc vào các sản phẩm từ tài nguyên sinh vật (nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, thu hái,.). Trong ba thập kỷ qua do khai thác tài nguyên sinh vật, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản, mở rộng diện tích đô thị và xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện làm tài nguyên sinh vật bị biến đổi về thành phần loài, diện tích, sinh khối, hình thành các hệ sinh thái mới, Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Có tọa độ địa lý từ: 11°14’ đến 15°24’ vỹ độ bắc và từ 107°12’ đến 108°59’ kinh độ đông. Khi các công trình thủy lợi, thủy điện tích nước làm thay đổi về cấu trúc tài nguyên sinh vật, sinh khối và giá trị kinh tế của lãnh thổ. Bài báo này trình bày sự thay đổi tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên do các công trình thủy lợi, thủy điện. Mục tiêu của bài báo là: (1) Chỉ ra sự biến động của tài nguyên sinh vật do tác động của các công trình thủy điện và thủy lợi; (2) Đánh giá sự thay đổi của tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên. 2. Hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện và tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên Tây Nguyên có 638 hồ thủy lợi. Các công trình này tác động tới việc thay đổi từ hệ sinh thái cạn sang hệ sinh thái ngập nước. Tỉnh Đắk Lắk có nhiều công trình thủy lợi, thủy điện nhất với 321 hồ; Đắk Nông, 138 hồ đứng thứ 2; Lâm Đồng, 84 hồ; Gia Lai, 70 hồ, và tỉnh Kon Tum có 25 hồ. Nhìn chung, các hồ phân bố khắp trên lãnh thổ Tây Nguyên (hình 1). Diện tích đất chiếm dụng của các công trình thủy lợi, thủy điện ở Tây Nguyên là ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk là ha, tỉnh Đắk Nông .
đang nạp các trang xem trước