Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cuộc cải cách của Khúc Hạo, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh là những nội dung chính trong đề tài "Tìm hiểu các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX". nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết. | Khác hẳn với các triều Lý, Trần, nhà Lê thực hiện chính sách lộc điền, đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp. Chế độ lộc điền được thi hành ngay từ những triều vua đầu tiên của nhà Lê, nhưng chưa trở thành quy chế. Đến thời vua Lê Thánh Tông mới được quy định và ban hành thống nhất trong cả nước (1477). Ruộng đất dùng để ban cấp chủ yếu là loại ruộng đất công làng xã. Lộc điền gồm hai loại: một loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng đất thế nghiệp, một loại cấp tạm thời trong một đời, sau khi chết 3 năm thì phải hoàn lại cho nhà nước. Chế độ lộc điền là hình thức ban cấp ruộng đất quy mô của nhà Lê nhằm ưu đãi tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp, biến họ trở thành những địa chủ lớn. Chế độ lộc điền đã góp phần củng cố và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất cũng như góp phần xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột địa tô phù hợp với bước phát triển mới của chế độ sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất và của những quan hệ sản xuất phong kiến. Cùng với chính sách quân điền, chính sách lộc điền đã tiến một bước mạnh mẽ vào chế độ chiếm hữu ruộng đất công của làng xã, khẳng định tính chất phong kiến của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Chế độ lộc điền có tác dụng củng cố bộ máy quan liêu, củng cố cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến (giai cấp địa chủ), đánh dấu một bước tiến trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN