tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về ứng dụng của laser trong các lĩnh vực và ảnh hưởng của laser đối với con người khi sử dụng
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về ứng dụng của laser trong các lĩnh vực và ảnh hưởng của laser đối với con người khi sử dụng với mục đích nhằm trang bị cho mình những kiến thức về laser nói chung; tìm hiểu về những ứng dụng và tầm quan trọng của laser trong đời sống; nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của laser của laser đối với con người, cụ thể là mắt và da. Từ đó đưa ra cảnh báo đối với người sử dụng. | Ánh sáng khả kiến và hồng ngoại A (400-1400nm): Vùng phổ này thường được gọi là vùng gây nguy hiểm cho võng mạc, do trong thực tế giác mạc, thủy tinh thể và thủy tinh dịch của mắt là trong suốt đối với những bước sóng này, và năng lượng ánh sáng bị hấp thụ trong võng mạc. Sự phá hủy võng mạc có thể xảy ra qua quá trình nhiệt hoặc quang hóa. Sự phá hủy quang hóa đối với các tế bào cảm quang của võng mạc có thể làm giảm lượng ánh sáng hoặc cảm giác màu, và các bước sóng hồng ngoại có thể gây ra bệnh đục nhãn mắt ở thủy tinh thể. Thương tổn có khả năng nhất khi năng lượng laser bị hấp thụ đủ là mắt bị cháy nhiệt, trong đó sự hấp thụ ánh sáng bởi các hạt melanin và các biểu mô sắc tố chuyển hóa thành nhiệt. Sự hội tụ bức xạ laser bởi giác mạc và thủy tinh thể trong dải bước sóng này làm khuếch đại độ rọi lên chừng lần tại võng mạc. Đối với laser ánh sáng khả kiến công suất tương đối thấp, khả năng thương tổn sẽ giảm bớt do phản xạ khó chịu (mất chừng 0,25 giây) làm tránh được chùm tia sáng chói. Tuy nhiên, nếu năng lượng laser để gây ra phá hủy ngắn hơn 0,25 giây, thì cơ chế phòng vệ tự nhiên này không hiệu quả, hoặc không mang lại bất cứ sự bảo vệ nào cho dải hồng ngoại gần không nhìn thấy có bước sóng giữa 700 và 1400nm.
đang nạp các trang xem trước