Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hai mươi lăm năm đổi mới, giáo dục và đào tạo nước nhà từng bước phát triển vững chắc, làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới" dưới đây. | Bảy điểm vừa nêu là tư tưởng, quan điểm, đường lối phát triển giáo dục - triết lý giáo dục của quốc gia - dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Nhìn chung, triết lý giáo dục chủ yếu ở tầm vĩ mô, phần nhiều còn nói chung chung, không quán triệt đầy đủ tới các cấp, chưa thực hiện tốt. Ví dụ, kiểm điểm 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, ngày 15-4-2008, Bộ Chính trị đã kết luận: chưa nơi nào thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo như là quốc sách hàng đầu, thực sự chưa ưu tiên cho giáo dục cả về chính sách, cán bộ, các nguồn lực khác. Tuy đã tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục từ hơn 5% (1987 - 1988) lên 20% (năm 2008), nhưng nhiều nơi đã sử dụng không đúng mục đích; nhiều năm đã có chính sách phụ cấp đứng lớp, khu vực , và năm nay có chính sách thâm niên cho nhà giáo, nhưng nói chung đời sống của nhà giáo chưa bảo đảm cho việc dạy học và giáo dục thật chu toàn, chưa coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản. Đấy là chưa nói tới chuyện đời sống tinh thần, đạo đức, công tác quản lý còn nhiều tiêu cực, văn hóa học đường rất phức tạp, bị xã hội kêu ca nhiều, nhiều chỗ để mất lòng tin vào nhà trường.