Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ hỗ trợ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó là một sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực hành được những kỹ năng của một người hỗ trợ. | MỐI QUAN HỆ HÔ TRỢ BS Nguyễn Minh Tiến Bài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ kèm theo đó là một sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của một mối quan hệ hỗ trợ bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực hành được những kỹ năng của một người hỗ trợ. Thế nào là một mối quan hệ hỗ trợ Mục đích của việc thiết lập một mối quan hệ có tính hỗ trợ là nhằm đáp ứng các nhu cầu của người cần được hỗ trợ chứ không phải theo các nhu cầu của người hỗ trợ. Trong quá trình tham vấn hoặc trị liệu tâm lý người hỗ trợ helper là nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu người cần được hỗ trợ helpee là thân chủ hoặc bệnh nhân. Mối quan hệ hỗ trợ là điều kiện cho phép mở rộng các giải pháp lựa chọn mà thân chủ có thể dựa vào đó để đảm nhận trách nhiệm của họ và thực hiện được quyết định của chính họ. Người hỗ trợ không đứng ra giải quyết thay vấn đề của thân chủ và cũng không tìm cách cam đoan điều gì đó để làm an lòng thân chủ của mình. Nhiệm vụ của một người hỗ trợ là giúp đỡ cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của họ bằng cách khám phá tìm hiểu và hành động. Mối quan hệ hỗ trợ không hàm ý phải làm một cái gì đó để thân chủ cảm thấy tốt hơn nó liên quan đến việc cả hai người người hỗ trợ và thân chủ cùng làm việc với nhau và tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề sau khi đã xem xét tất cả các lựa chọn có thể có và nếu khả thi thì tiến hành thực hiện giải pháp đó. Mối quan hệ hỗ trợ sẽ có lợi ích cho thân chủ nếu nó là một tiến trình học tập qua lại mutual learning process giữa người hỗ trợ và thân chủ. Hiệu quả của mối quan hệ này tùy thuộc vào một số yếu tố sau - Thân chủ có thể hiểu được những cảm xúc và hành vi ứng xử của người hỗ trợ và có kỹ năng thông tin cho người hỗ trợ về sự hiểu biết này - Người hỗ trợ có khả năng xác định và làm rõ các vấn đề của thân chủ - Người hỗ trợ có khả năng áp dụng được những chiến lược hỗ trợ phù hợp .