Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Giáo dục - Khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Pháp thuộc: Phần 2 - Nguyễn Công Lý

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 2 ebook "Giáo dục - Khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Pháp thuộc" trình bày nội dung chương 4 - Chế độ giáo dục và thi cử thời Pháp thuộc, chương 5 - Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế Việt Nam thời phong kiến, chương 6 - Tổ chức Nhà nước và hệ thống quan chế thời Pháp thuộc. Trong đó chương 4 thuộc nội dung phần 1 (chế độ giáo dục và khoa cử ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc) trong ebook. Chương 5 chương 6 thuộc nội dung phần 2 (tổ chức nhà nước và hệ thống quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc) trong ebook. | CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VÀ THI CỬ THỜI PHÁP THUỘC 4.1. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nằng mở đầu công cuộc xâm lược nước ta bị quân và dân Việt Nam chống trả kịch liệt nên năm sau đầu năm 1859 bọn chúng quay thuyền chiến vào Nam đánh vào Cần Giờ Bến Nghé Đồng Nai. Lúc này Sài Gòn Gia Định bỗng chốc bị rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn cắt đất cầu hòa ba tỉnh miền Đông Nam kỳ Biên Hòa Gia Định Định Tường bị Pháp thống trị. Năm 1874 ba tỉnh miền Tây Nam kỳ Vĩnh Long An Giang Hà Tiên lại tiếp tục bị rơi vào tay thực dân Pháp. Như vết dầu loang như tằm ăn dâu thực dân Pháp không dừng lại mà tiếp tục đánh chiếm Bắc kỳ Trung kỳ. Đến năm 1884 thì cả nước ta bị Pháp chiếm đóng Trung kỳ và Bắc kỳ là xứ bảo hộ có vua có quan Nam triều nhưng thật ra chỉ là bù nhìn hư vị mà thôi. Tất cả công việc của triều đình đều chịu sự giám sát chỉ đạo của thực dân mà đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương sau đó là Khâm Sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ nối liên lạc giữa triều đình nhà Nguyễn với chính quyền Pháp có viên quan Khâm sai đại thần người Việt. Còn Nam kỳ lúc này thì trở thành xứ thuộc địa mà Pháp coi như một bang một tỉnh của chúng có quan Thống đốc Nam kỳ người Pháp cai trị. Bắt đầu từ đó để dễ bề cai trị thực dân Pháp thực hiện một chính sách giáo dục có tính hai mặt một là truyền bá văn hóa Pháp ngôn ngữ Pháp 202 và đào tạo một đội ngũ quan lại công chức viên chức người bản xứ làm tay sai cho chúng hai là dùng chính sách ngu dân hạn chế dân trí. Đó là chính sách giáo dục theo chiều ngang chứ không phải theo chiều dọc. Ngay từ ngày đầu chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam kỳ 1862 Thống đốc Bonard Bôna đã có chủ trương mở mang nền giáo dục kiểu mới ở Nam kỳ ông cho đó là yêu cầu đầu tiên đối với tương lai Nam kỳ . Mục đích giáo dục của Pháp là dạy cho người bản xứ biết ngôn ngữ Pháp hiểu và sống theo cách sống Pháp với mục đích cuối cùng là đào tạo cho được một đội ngũ công chức viên chức tay sai đắc lực cho .