Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độ tâm lý học - Đào Thị Oanh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độ tâm lý học trình bày một số nội dung sau đây: thực trạng không đáng có, văn hóa học đường, thay đổi văn hóa học đường thông qua thay đổi nhận thức và kỹ năng tương tác thầy - trò,. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | MỘT KHÍA CẠNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG NHÌN TỪ GÓC Độ TÂM LÝ HỌC Đào Thị Oanh Viện Nghiên Cỉhỉ Sư phạm - ĐHSPHN. 1. Thực trạng không đáng có Gần đây qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy nhiều hiện tượng có liên quan đến mối quan hệ Thầy - Trò trong nhà trường đã được phản ánh. Chẳng hạn tại một trường đại học lớn của Hà Nội nhân danh quyền được có thông tin sinh viên của một lớp tại chức đã đòi chấm lại bài thi vì họ cho rằng giáo viên đã chấm bài không chính xác nên số người phải thi lại quá nhiều. Nhà trường đã cho chấm lại toàn bộ tập bài thi. Kết quả cuối cùng một nửa số bài có điểm tương tự lần đầu một nửa số bài còn lại có điểm thấp hơn. Thậm chí có sinh viên nộp bài tập thực hành được làm ở nhà cho giáo viên để lấy điểm hết môn nhưng trong nội dung bài làm có rất nhiều chữ viết tắt đến nỗi nếu là người ngoại đạo thì khó có thể luận ra. Rồi những câu chuyện giáo viên xử sự thô bạo với học sinh tại một số trường phổ thông đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy và gây bất bình trong dư luận xã hội. Khi bình luận về những hiện tượng đó người ta thường dùng cụm từ thiếu vãn hoá để chỉ trích. Điều này cho thấy vấn đề vãn hoá trong các nhà trường cần phải được xem xét một cách toàn diện và có những cách thức chấn chỉnh nhằm hoàn thiện nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Trên đất nước ta đang diễn ra những thay đổi quan trọng vể kinh tế - xã hội. Đây là sự thách thức đối với nền vãn hoá cố hữu. Bản thân vãn hoá dù mang tính ì nhưng khi môi trường xã hội xuất hiện sự thay đổi thì nền vãn hoá này sẽ phải thay đổi để đáp ứng với những yêu cầu mới của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay thay đổi văn hoá không chỉ là có thể mà còn hết sức cần thiết đặc biệt trong các thiết chế văn hoá như nhà trường. Mỗi nhà trường đều có văn hoá của mình. Do đó ở đây cần phải hiểu rằng ĩhay đổi vân hoá nhà trường ỉủ đê xáỵ dựng văn hoá nhà trường để hoàn thiện nhà trường. Nhưng thay đổi ở những lĩnh vực nào Thay đổi như thế nào .