Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương tuyên truyền: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cùng tìm hiểu Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 mở ra bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam; 80 năm xây dựng và trưởng thành-chặng đường vinh quang của Đảng cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 80 năm qua và những bài học kinh nghiệm;. được trình bày cụ thể trong "Đề cương tuyên truyền: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam". | Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam a. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. - Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc thời đại giải phóng dân tộc. Đối với các dân tộc thuộc địa Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. - Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản Quốc tế III vào tháng 3-1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. b. Bối cảnh trong nước Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến. - Về chính trị thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn chia Việt Nam thành ba xứ Bắc Kỳ Trung Kỳ Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. - Về kinh tế thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền .