Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại của Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được đề cập đến từ lâu. Nếu ví cuộc sống là "chất liệu" còn văn học là "sản phẩm" thì thực tiễn văn học từ sau 1986 đến nay là một trong những minh chứng sống động. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy mà Đảng khởi xướng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến, thời xây dựng và. | 1 Ầ 1 Ấ J Ấ 1 A J V Sự hồi sinh của yêu tô kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam 1. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được đề cập đến từ lâu. Nếu ví cuộc sống là chất liệu còn văn học là sản phẩm thì thực tiễn văn học từ sau 1986 đến nay là một trong những minh chứng sống động. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thường của nó ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy mà Đảng khởi xướng những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến thời xây dựng và một độ lùi thời gian tương đối thích hợp. là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học. Khách quan mà nói một trong những vai trò có tính chất bà đỡ của đổi mới đối với văn học là đã góp phần củng cố mối dây liên hệ giữa nhà văn và bạn đọc nhờ sự ra đời đúng lúc của những sáng tác mang đầy hơi thở của cuộc sống và con người hiện đại. Về phía người viết để làm được điều đó trước hết họ phải tự làm mới chính mình cùng với một quan niệm mới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo đầy ma lực mà những trang viết lạ gắn với yếu tố kì ảo xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học hôm nay là một biểu hiện của nỗ lực giàu tính nhân văn ấy. Hành trình từ âm thầm lặng lẽ đến sôi nổi ồn ào có phần thái quá để rồi trở lại trạng thái bình thường vốn có của dòng chảy kì ảo cũng góp phần phản ánh sự phức tạp và không kém phần sinh động của thực tiễn văn học gần hai mươi năm qua. 2. Sự chuyển biến của một giai đoạn thời kì văn học theo Bakhtin được đặc trưng bởi sự thay đổi của đời sống thể loại. Thế nhưng thể loại đang sống trong hiện tại bao giờ cũng nhớ đến quá khứ của nó bởi đằng sau mỗi một loại văn học đều có một truyền thống lớn lao tuy ẩn mà hiện truyền thống này bằng cách gánh vác chung để cùng hưởng chung một nền văn hóa 1 . Nghệ thuật biểu hiện của dòng truyện hiện đại có yếu tố kì ảo không đơn giản chỉ là những kì hoa dị thảo đột ngột xuất hiện như một sự thất cước với giống nòi mà vẫn là một bước tiếp nối và sáng tạo bổ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN