Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Nghề văn là nghề của chữ. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh" (1). Ý kiến này của Nguyễn Tuân một mặt, đã nêu được bản chất lao động của nhà văn, mặt khác, chỉ ra chất liệu đặc thù của văn học. Thực tế, không phải người cầm bút nào cũng hiểu thấu đáo đặc điểm chất liệu mà họ dùng để tạo nên sản phẩm nghệ thuật. Chỉ những ai thực tài, có quan niệm thẩm mỹ riêng, có ý thức trau dồi nghề nghiệp bền bỉ mới mong nắm được công. | Nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân Nghề văn là nghề của chữ. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh 1 . Ý kiến này của Nguyễn Tuân một mặt đã nêu được bản chất lao động của nhà văn mặt khác chỉ ra chất liệu đặc thù của văn học. Thực tế không phải người cầm bút nào cũng hiểu thấu đáo đặc điểm chất liệu mà họ dùng để tạo nên sản phẩm nghệ thuật. Chỉ những ai thực tài có quan niệm thẩm mỹ riêng có ý thức trau dồi nghề nghiệp bền bỉ mới mong nắm được công năng cũng như hạn chế của vật liệu và mới có thể hình thành nhãn quan ngôn ngữ qua sáng tạo văn học. Một đời làm nghề văn Nguyễn Tuân có nhiều dịp phát biểu những suy nghĩ về công việc viết lách về những sở trường sở đoản những thị hiếu sở thích cá nhân những hay dở thành bại những kinh nghiệm những ngón nghề. .và nhất là về tiếng Việt thứ bảo vật truyền đời mà ông hết lòng yêu quý. Nguyễn Tuân từng nguyện đem tâm lực của mình góp phần xây cao thêm cái lâu đài ngôn ngữ dân tộc lung linh diễm lệ . Từ những lời tán tuỳ hứng và phóng túng nhưng thể hiện sự am tường rất sâu về tiếng Việt đến những sản phẩm nghệ thuật phong phú đa đạng thuộc nhiều thể loại Nguyễn Tuân đã tự bộc lộ nhãn quan ngôn ngữ độc đáo của mình. 1. Trước cách mạng với sự tôn sùng cái đẹp vô vụ lợi ít nhiều Nguyễn Tuân đã thể hiện thiên hướng duy mỹ. Sau cách mạng ông vẫn là một trong những nhà văn hàng đầu say mê săn tìm cái đẹp. Tuy nhiên cái đẹp lọt vào nhỡn tuyến của Nguyễn Tuân dù lắm hình nhiều vẻ nhưng vẫn cho thấy sự đãi lọc rất kỹ lưỡng của một người có gu thẩm mỹ có quan niệm riêng. Với Nguyễn Tuân cái đẹp có khi là một lối sống thanh cao một khí phách cứng cỏi một tài năng phi phàm một đồ vật tuyệt kỹ một hương vị thuần khiết một cảnh sắc kỳ thú. Và rất nhất quán một trong những cái đẹp đã hút hồn Nguyễn Tuân chính là lời ăn tiếng nói của dân tộc mà ông gọi một cách âu yếm tự hào tiếng ta . Hiếm có nhà văn nào thổ lộ lòng yêu tiếng Việt một cách nồng nàn như Nguyễn Tuân. Với một mỹ cảm riêng trong tay Nguyễn Tuân ngôn ngữ không chỉ