Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010. ĐỂ GIẢM THIỂU BẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI, CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ?

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986 | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM_ giai đoạn 2001-2010. ĐỂ GIẢM tHiểu bất Công bằng xã hội trong giai ĐOẠN TỚI CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ Nhóm 5 Đỗ Thị Ánh Hồng Lê Thị Thuý Hồng Đoàn Thị Huế Bùi Tuấn Hùng Mai Thị Hương Đặng Hoàng Lan Hà Nội 06 2013 LỜI MỞ ĐẦU Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986 Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn tượng. Sau hơn 20 năm đổi mới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8.5 đến 9 . Tăng trưởng kinh tế đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của người dân giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên cùng với những thành quả của tăng trưởng kinh tế khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng một số lao động có trình độ thấp tại các vùng miền bị mất việc làm do tác động của quá trình hội nhập.Và tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng trong phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội song không vì thế mà triệt tiêu các động lực của tăng trưởng là vấn đề cần thiết có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Sau đây chúng em làm rõ thực trạng của chính sách phân phối thu nhập và những tác động của chính sách này đến mức sống thu nhập và một số vấn đề xã hội khác ở Việt Nam hiện nay. A - CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1 - Khái niệm 1.1 Công bằng xã hội - Theo nghĩa rộng CBXH là quyền ngang nhau giữa người với

TÀI LIỆU LIÊN QUAN