Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này trình bày 3 cách xác định từ và hình vị tiếng Việt nhằm giúp sinh viên cải thiện tình trạng sai lầm rằng Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thiện Giáp cho âm tiết của tiếng Việt trùng với hình vị và từ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Nghiên cứu Nước ngoài Tập 29 số 4 2013 1-7 NGHIÊN CỨU Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt1 Nguyễn Thiện Giáp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận bài ngày 20 tháng 12 năm 2013 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 1 năm 2014 Tóm tắt Trong ngôn ngữ học đại cương có ba quan niệm khác nhau về hình vị. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn dựa vào tiêu chuẩn độc lập không độc lập phân biệt tiếng độc lập với tiếng không độc lập và chỉ coi là từ những tiếng độc lập thì Cao Xuân Hạo dường như coi mỗi tiếng là một từ. Với Cao Xuân Hạo âm tiết trùng với hình vị và trùng cả với từ. Đi xa hơn nữa Cao Xuân Hạo còn coi mỗi tiếng là một âm vị. Đứng trên quan điểm toàn diện nghĩa là căn cứ vào nhiều mặt khác của từ mặt ngữ âm mặt chính tả mặt ngữ pháp mặt ngữ nghĩa Nguyễn Thiện Giáp xác định từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác nó có hình thức một âm tiết một chữ viết liền. Nếu quan niệm hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ thì từ tiếng Việt trùng với hình vị và như vậy cũng có thể nói từ tiếng Việt trùng với hình vị và âm tiết. Tuy nhiên không phải âm tiết nào cũng là từ và hình vị. Những âm tiết vô nghĩa không thể được coi là từ càng không thể được coi là hình vị. Đó là điểm khác biệt giữa Nguyễn Thiện Giáp với Nguyễn Tài Cẩn và Cao Xuân Hạo. Từ khóa Âm vị hình vị tiếng hình tiết từ từ ghép ngữ đoản ngữ tự do ràng buộc. 1. Cảm hứng để viết bài này là tình trạng nhiều sinh viên học viên cao học thậm chí cả một số nghiên cứu sinh có nhận thức sai lầm rằng Nguyễn Tài Cẩn Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thiện Giáp cho âm tiết của tiếng Việt trùng với hình vị và từ. Có người còn viết Nguyễn Thiện Giáp cho âm tiết là từ của tiếng Việt đó là một ngộ nhận sai về nhiều phương diện. 2. Để làm sáng tỏ quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thiện Giáp ĐT. 84-917879047 Email nguyenthiengiap @ yahoo. com.vn 1 về từ và hình