Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng áp dụng mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition) xác định lượng Cacbon hữu cơ trong đất ở các hệ sinh thái nông nghiệp đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích của bài báo này là xem xét khả năng áp dụng mô hình DNDC để ước lượng lượng SOC ở các hệ canh tác nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. để nắm bắt nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Các Khoa học Trái đất và Môi trường Tập 30 Số 3 2014 37-48 Khả năng áp dụng mô hình DNDC Denitrification - Decomposition xác định lượng Cacbon hữu cơ trong đất ở các hệ sinh thái nông nghiệp đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thanh Tuấn1 Nguyễn Xuân Hải2 Trần Văn Ý1 1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhà A20 18 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy Hà Nội Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 5 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 7 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 9 năm 2014 Tóm tắt Cacbon hữu cơ trong đất SOC có vai trò rất quan trọng trong duy trì độ phì và mức độ ổn định của đất trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Mô hình DNDC Denitrification -Decomposition đã được kiểm chứng và áp dụng để ước lượng lượng SOC trong các hệ canh tác ở nhiều quốc gia trên thế giới trong khi đó vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Do đó mục đích của bài báo này là xem xét khả năng áp dụng mô hình DNDC để ước lượng lượng SOC ở các hệ canh tác nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. Kết quả đã chỉ ra rằng mô hình DNDC phù hợp cho ước lượng SOC ở các hệ canh tác 1 Lạc 2 Lạc - Khoai lang 3 Ngô - đậu 4 Lúa - lúa 5 Sắn trên địa bàn nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa kết quả đo đạc và ước lượng là 0.91 chỉ số mức độ phù hợp xấp xỉ 0.95 sai số bình phương trung bình RMSE là 0.045. Ngoài ra kết quả cũng chỉ ra rằng mức độ nhạy cảm của các yếu tố đầu vào của mô hình đối với kết quả đầu ra là khác nhau ở mỗi hệ canh tác. Lượng SOC ban đầu thành phần cơ giới đất mức độ cày bừa ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả đầu ra tiếp sau đó là các yếu tố hàm lượng sét trong đất bón phân hữu cơ. và tiếp đến là lượng phế phẩm để lại đồng ruộng nhiệt độ. Từ khoá Mô hình DNDC Cacbon hữu cơ trong đất SOC Hệ canh tác Kiểm chứng. 1. Giới thiệu Cacbon hữu cơ trong đất SOC đóng vai trò rất quan trong trong các hệ sinh thái ảnh hưởng đến cấu trúc đất khả năng giữ nước của .