Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài nét về quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam là một trong nh ững khu v ực đ ược coi là cái nôi c ủa loài người và cũng được coi | Sự ra đời và hoạt động của bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đánh dấu sự phát triển về tổ chức cộng đồng của văn minh sông Hồng. Nhà nước đó thật sự làm chức năng tổ chức đời sống của cư dân, quản lý điều hành các công xã nông thôn chống thiên tai, trị thuỷ phát triển kinh tế nông nghiệp, chống giặc ngoại xâm. Nhà nước đó chưa hoàn toàn theo đúng nghĩa nhà nước là cơ quan cai trị, thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác mà là nhà nước sơ khai của một hình thái dân chủ làng xã của cư dân nông nghiệp. Sự cố kết của con người không chỉ trong lòng xã hội mà còn ở cấp độ cao hơn là quốc gia, dân tộc. Không như thế không thể xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Dân tộc Việt đã phải trải qua một thời kỳ lâu dài nằm dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc - thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 sau công nguyên). Mặc dù vậy công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội vẫn không ngừng trệ. Cư dân Việt đã bám chắc địa bàn làng xã để xây dựng kinh tế, gìn giữ giá trị văn hoá, truyền thống, mặt khác kiên cường và khôn khéo chống lại chiến lược đồng hoá của một quốc gia mạnh hơn nhiều lần và văn hoá, văn minh phát triển cao. Thoát khỏi được âm mưu đồng hoá thâm độc và sự thống trị tàn bạo của nước ngoài để trở về với giá trị của chính mình là nhờ dân tộc Việt đã có bề dầy hàng vạn năm văn hoá tiền sử và hàng ngàn năm văn minh sông Hồng. Không những thế khi trở về cư dân vật còn phong phú hơn về giá trị văn hoá, mạnh lên về quân sự và kinh nghiệm chính trị và dày dạn hơn về bản lĩnh. Điều cần nhấn mạnh là thời Bắc thuộc, người Việt đã bộc lộ