Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát ý kiến người dân tiếp cận pháp luật và tư pháp ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền Ngày 21-10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp khác của Việt Nam thực hiện vào Danh mục các dự án yêu cầu Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ giai đoạn 2009-2014. | Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Khảo sát ý kiến người dân TIẾP CÂN PHÁP LUÂT VÀ lư PHÁP ở VIÊT NAM ntrr tr Hà Nội tháng 5 2004 LỜI TƯA Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam tích cực ủng hộ các nỗ lực cải cách pháp luật và tư pháp. Mục tiêu chính của các nỗ lực cải cách này là nhằm cải thiện việc tiếp cận công lý một cách có hiệu quả và kịp thời cho tất cả mọi người đặc biệt là đố i với những người nghèo phụ nữ và các đố i tượng thiệt thòi. UNDP cho rằng người nghèo cần có được khả năng tìm kiếm và tìm thấy công lý theo pháp luật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và các quy tắc hiến định. Các chuẩn mực và các quy tắc đó là nhằm bảo hộ chế định pháp quyền cho tấ t cả mọi người chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của một số người lợi dụng quyền lực với mục đích trục lợi. Nói một cách đơn giản thì tiếp cận công lý là khả năng của người dân có thể sử dụng các dịch vụ tư pháp công và tư. Tầm quan trọng của nó ngày càng được thừa nhận một phần là bởi vì có một hệ thống tư pháp có hiệu quả là điều cốt lõi để thực hiện được đầy đủ các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Để thúc đẩy việc tiếp cận công lý thì mọi người tuy có những hạn chế và khác biệt về địa vị xã hội nhưng đều phải có được khả năng thụ hưởng hệ thống tư pháp. Việc tiếp cận này không thể bị phân biệt bởi giới tính dân tộc định hướng chính trị tôn giáo địa vị kinh tế và xã hội hoặc tuổi tác. Hơn nữa việc tiếp cận công lý ngày càng gia tăng đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách và pháp luật phải có sự hiểu biết và giải quyết mối liên hệ giữa chế định pháp quyền giảm nghèo nhân quyền và phát triển con người một cách bền vững trong các chính sách và chương trình cái cách tư pháp. Với sự trợ giúp của cộng đổng quốc tế Việt Nam đã thực hiện những nỗ lực rat đáng kể trong lĩnh vực cải cách pháp luật và tư pháp trong thập kỷ vừa qua. Kết quả đạt được bao gổm những cải thiện trong việc xây dựng được khuôn khổ pháp lý và thiết chế cho việc tiếp cận công lý