Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bàn về cái tâm của người quản lý: Biểu hiện và phương pháp rèn luyện - TS. Vũ Duy Yên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong công tác cán bộ, đánh giá công chức thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là đạo đức và năng lực. Đạo đức công vụ và năng lực của công chức đã được bàn đến khá nhiều trên các ấn phẩm khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng về cái tâm còn ít được đề cập đến. . | NGHIÊN CỨU - TRAO Đổl BÀN VỀ CÁI TÂM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ BIỂU HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN 1. Trong công tác cán bộ đánh giá công chức thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là đạo đức và năng lực cách thức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ . Đạo đức công vụ và năng lực của công chức đã được bàn đến khá nhiều trên các ấn phẩm khoa học các phương tiện thông tin đại chúng nhưng về cái tám còn ít được đề cập đến. Trong khi đó cái tâm là bộ phận cơ bản chính yếu làm nên đạo đức con người. Một người dù ở cương vị nào nếu thiêu tâm thì không thể coi là người có đức. Dưới giác độ triết học đạo đức của con người là hình thức được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi cụ thể khi con người tham gia vào các quan hệ xã hội còn tâm là cái nội dung bên trong thôi thúc con người hành động. Cái tâm quyết định cái đức. Người có tâm sáng hành động bao giờ cũng hợp lý hợp tình theo lẽ phải. Người vừa có tâm vừa co tài giải quyết công việc sẽ đem lại lợi ích cho xã hội cho con người nhưng nếu chỉ có tài mà thiếu tâm thì kết quả sẽ khó lường. Vì vậy cha ông ta đã rất coi trọng chữ tâm ở con người. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài . Như thế tâm là cái gốc cái cơ bán của mỗi con người. Chữ tâm ở đây được hiểu là đạo làm người là cái bên trong được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vị đạo đức nó co mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức tình cảm ý chí và động cơ của con người và gần đồng nghĩa với nhân tâm lương tâm. Theo Đại Từ điển tiếng Việt NXB Vãn hoá Thông tin năm 1999 thi lương tâm là nhận thức nội tâm theo lẽ phải nhân tâm là lòng TS VŨ DUY YỂN Học viện Hành chính Quốc gia người tình cảm của con người nói chung. Sống trong cộng đồng cá thể phải chịu sự chế ước bởi những nguyên tac những chuẩn mực chung của xa hội để bảo đảm cho xã hội phát triển. Do vậy tâm là sản phẩm quan hệ giữa con người với tự nhiên giữa cá nhân với tập thể với cộng đồng xã hội là nền tảng tạo nên nhân cách nhằm vươn tới Chân Thiện Mĩ. Nó phản ánh đời sống xã hội hiện thực và được quy định bởi .