Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Bàn về khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bàn về khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc từng lĩnh vực kinh tế - xã hội như lĩnh vực tài chính, tiền tệ, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực đất đai, lĩnh vực công nghệ thông tin, v.v; + Các quy phạm pháp luật về vi phạm hành chính và + Các quy phạm pháp luật hình sự. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN VỀ KHÁI NỆM TRÁCH NHỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG CHÚC Hành vi công vụ của công chức nhằm thiết lập duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Khi thực thi công vụ công chức với danh nghĩa đại diện cho Nhà nước để thi hành quyền lực công. Trong quá trình công chức thực thi công vụ có thể có việc làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Vấn đề quan trọng là Nhà nước phải đặt ra phương thức nhằm khắc phục sửa chữa. Quy định về trách nhiệm vật chất của công chức đặt ra nghĩa vụ đối với công chức phải bồi thường thiệt hại nếu thi hành công vụ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu hợp pháp là một cách thức hữu hiệu cho việc tự hoàn thiện Nhà nước. Bài viết này bàn về khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức nhằm phân biệt trách nhiệm vật chất của công chức với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giao dịch dân sự. Với cách thức điều chỉnh của pháp luật trong xã hội hiện đại thuật ngữ trách nhiệm pháp lí có thể được nhìn nhận dưới hai góc độ sau Thứ nhất trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ thực hiện các các yêu cầu của pháp luật. Ở góc độ này trách nhiệm pháp lí được hiểu là dạng trách nhiệm tích cực gắn liền với bổn phận nghĩa vụ cùng với thái độ tích cực thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lí bắt buộc. Nhà nước và xã hội đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền khuyến khích công dân tổ chức cơ quan có ý thức đúng đắn về bổn phận trách nhiệm của mình thực hiện Ths. TRẦN THỊ HIÊN đúng các yêu cầu của pháp luật. Tức là các cá nhân tổ chức có nghĩa vụ tránh không thực hiện những hành vi bị pháp luật ngăn cấm và tích cực thực hiện những hành vi được pháp luật khuyến khích thực hiện hoặc buộc phải thực hiện. Thứ hai trách nhiệm pháp lí là sự gánh chịu hậu quả bất lợi khi cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được dự liệu trong chế tài pháp luật. Ở góc độ này trách nhiệm pháp lí phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật đồng thời có hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm .