Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT11

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT11 sau đây. Với các bạn sinh viên nghề Điện tàu thủy thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 11 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Nêu tác dụng khi các máy phát điện làm việc song song? Các yêu cầu và điều kiện hoà đồng bộ 2 máy phát? 3 a, Tác dụng khi các máy phát điện làm việc song song: + Sẽ đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho mọi chế độ hoạt động của tầu, có thể ngắt một hay một số máy khi ít tải. + Có khả năng khởi động được các động cơ dị bộ có công suất lớn so với công suất của máy phát + Có khả năng phục hồi điện áp nhanh. + Khi chuyển từ máy này sang máy kia không xẩy ra hiện tượng ngắt điện (Nguồn trên thanh cái lúc nào cũng có điện). + Giảm được trọng lượng của các thiết bị phân phối. b. Yêu cầu của các máy phát khi làm việc song song : + Cung cấp đầy đủ năng lượng điện cho mọi chế độ hoạt động của tầu. + Các máy phát phải làm việc ổn định với phạm vi thay đổi tải lớn. + Quá trình phân phối tải giữa các máy phát phải đều nhau. + Giá trị dòng cân bằng phải bé nhất (lý tưởng bằng không) Icb =0 ( đối với máy phát xoay chiều thì coi như r = 0 ). c. Điều kiện hòa đồng bộ các máy phát xoay chiều. - Điện áp máy phát bằng điện áp lưới. - Tần số máy phát bằng tần số lưới. - Thứ tự pha của máy phát trùng thứ tự pha của lưới. - Pha của điện áp máy phát trùng với pha của điện áp lưới. 1,0 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Trình bày các phương pháp mở máy động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc? 4 Trả lời - Mở máy trực tiếp: Đóng trực tiếp động cơ điện vào lưới điện. +) Ưu điểm : Đây là phương pháp mở máy đơn giản nhất. +)Nhược điểm: Dòng điện mở máy lớn, làm sụt điện nguồn. Nếu công suất của máy lớn, thời gian mở máy sẽ rất lâu, có thể làm chảy cầu chì bảo vệ.Vì thế phương pháp này được dùng khi công suất lưới lớn hơn công suất động cơ rất nhiều. - Dùng cuộn kháng nối tiếp vào mạch stato. Điện áp mạng điện đặt vào động cơ qua cuộn kháng DK. Lúc mở máy cầu dao CD1 đóng, cầu dao CD2 mở . Nhờ có điện áp rơi trên cuộn kháng, điện áp đặt vào động cơ giảm đi k lần, mômen giảm đi k2 lần (vì mômen tỷ lệ với bình phương điện áp). Khi động cơ đã quay ổn định thì đóng cầu dao D2. - Dùng máy biến áp tự ngẫu. Điện áp mạng điện dặt vào sơ cấp máy biến áp tự ngẫu, điện áp thứ cấp máy biến áp tự ngẫu đặt vào động cơ. Thay đổi vị trí con chạy để lúc mở máy điện áp đặt vào động cơ nhỏ, sau đó tăng dần dần lên bằng định mức. - Phương pháp đổi nối sao - tam giác. Phương pháp này chỉ dùng được với những động cơ khi làm việc bình thường dây quấn stato nối hình tam giác. Khi mở máy nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm lần. Sau khi mở máy nối lại thành hình tam giác. Khi mở máy đóng cầu dao sang phía Y, mở máy xong đóng sang . Mở máy bằng điện kháng Mở máy dùng máy BATN Mở máy bằng đổi nối Y- 1,0 1,0 1,0 1,0 Cộng (I) 07 II. Phần tự chọn, do trường tự chọn 1 2 Cộng (II) 03 Tổng cộng (I + II) 10 , ngày . tháng . năm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN