Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít nghệ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hiện nay, mít nghệ với những ưu điểm về chất lượng (múi to, dày, ráo, có vị ngọt vừa phải) đã ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, thích hợp dùng để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Với những lợi ích về kinh tế mít nghệ ngày càng được bà con tin tưởng, phát triển, diện tích trồng cũng ngày càng lớn. | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít nghệ Hiện nay, mít nghệ với những ưu điểm về chất lượng (múi to, dày, ráo, có vị ngọt vừa phải) đã ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, thích hợp dùng để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Với những lợi ích về kinh tế mít nghệ ngày càng được bà con tin tưởng, phát triển, diện tích trồng cũng ngày càng lớn. Mít được trồng bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô. Chuẩn bị đất Mít nghệ có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng. Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao và đắp mô cao 0,4m-0,7m tùy mức thủy cấp cao thấp. Vùng cao có mực thủy cấp thấp đào hố kích thước 40 x 40 x40 cm.Chuẩn bị mô hoặc hố trước khi trồng từ 15 – 20 ngày, dùng lớp đất mặt để đắp mô lượng phân bón lót cho một mô hoặc hố: 10-15 kg phân chuồng, phân lân sinh học 0,5-1 kg và 10 gam Furadan hoặc Basudin Thời vụ - Khoảng cách – Mật độ trồng Đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng 5 x 6 m hoặc 6 x 7 m. Mật độ trồng 300 cây/ha hay 210 cây/ha . Cách trồng Cây mít nghệ được ươm trong bầu PE, có chiều cao 25-40 cm tính từ mặt bầu, đường kính thân 0,8-1cm. Trồng vào lúc trời mát và thao tác phải thật nhẹ nhàng trách làm bể bầu cây. Quanh gốc nên tủ rơm, rác, cỏ khô theo hình vòng tròn giữ ẩm, chống cỏ, giữ cho mặt đất mát, không bị lèn trong mùa mưa, giữ phân không bị rửa trôi. Chăm sóc Tước nước: ở giai đoạn cây con tưới ngày 1 lần, cây trưởng thành tưới nước đủ ẩm trong mùa khô, mùa mưa phải có hệ thống thoát nước vì mít nghệ không chịu ngập úng Tỉa cành: khi mít cao 1m trở lên tiến hành tỉa cành, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành mọc yếu ớt, cành mọc sát mặt đất. Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa cành một lần. Chỉ bỏ cành cấp 2, cấp 3, tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất và phòng chống sâu bệnh hiệu quả đối với cây mít. Bón phân: từ năm thứ 1-3 dùng phân hỗn hợp tỉ lệ: 13 kg ure + 33 kg super lân + 10 kg KCL. Năm thứ 1 bón 0,6 kg/cây; năm thứ 2 bón 1 kg/cây; năm thứ 3 bón 1,5 kg/cây, chia làm 3-4 lần bón trong năm. Từ năm thứ 4 trở đi dùng hỗn hợp tỉ lệ: 17 kg ure + 16 kg super lân + 15 kg KCL. Bón 2-4 kg/cây/năm chia làm 2 lần bón: bón 2/3 lượng phân với 10-15 kg phân chuồng sau thu hoạch và 1/3 lượng phân nuôi trái trong năm. Làm cỏ: định kỳ làm cỏ xung quanh gốc, làm cỏ bằng tay hoặc bằng máy trong những năm đầu. Từ năm thứ 3 trở đi chỉ làm cỏ xung quanh gốc và cách gốc từ 06-1m kết với những lần bón phân. Phòng trừ sâu bệnh: mít nghệ thường bị một số sâu, bệnh hại như sau: - Bệnh thối nhũn do nấm Rhizoctonia solari; Sclerotium; Pythium gây ra. Nguyên nhân do vườn có độ ẩm cao và rậm rạp, phòng trị dùng Viben C 50BTN, Bonanza 100DD hay Tilt 250 ND, Score 250 EC. - Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytopthora xâm nhập. Bệnh thường khó phát hiện, khi biết bệnh đã nặng, lá vàng rụng, nước từ thân rỉ ra khó chữa trị. Phòng trị nên trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt và giữ cho vườn thông thoáng sạch sẽ; dùng thuốc Actara tiêm thẳng vào thân cây. - Ngoài ra mít còn bị sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, ngài đục trái và rầy rệp phá hại. Phòng trị bằng các loại thuốc như Trebon 10ND, Azodrin, Monitor