Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống của các gia đình trẻ ở nông thôn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dưới nhận thức của người dân nông thôn, những giá trị nào của cuộc sống gia đình được họ quan tâm nhiều nhất. Đó là một trong những khía cạnh được đặt ra nghiên cứu trong chương trình điều tra thực nghiệm do Viện Xã hội học tổ chức vào những năm 1983-1984. Cùng tìm hiểu bài viết "Các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống của các gia đình trẻ ở nông thôn" để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề. | Xã hội học số 2 - 1986 CÁC CHUẨN MỰC GIÁ TRỊ TRONG CUỘC SỐNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH TRẺ Ở NÔNG THÔN NGUYỄN PHƯƠNG ANH Dưới nhận thức của người dân nông thôn những giá trị nào của cuộc sống gia đình được họ quan tâm nhiều nhất Đó là một trong những khía cạnh được đặt ra nghiên cứu trong chương trình điều tra thực nghiệm do Viện Xã hội học tổ chức vào những năm 1983-1984. Căn cứ vào các kết quả đã được xử lý chúng tôi sẽ tập trung phân tích vấn đề trên ở tầng lớp các gia đình trẻ có vợ và chồng tuổi từ 30 trở xuống. Thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ những biến đổi trong đời sống văn hoá - lối sống của thanh niên hiện nay. Để giải quyết khía cạnh được đặt trong chương trình nghiên cứu vừa nêu trên trong bảng câu hỏi điều tra xã hội học thực nghiệm chúng tôi đã đưa ra một số yếu tố giá trị định hướng cuộc sống gia đình của người nông dân. Mức độ đánh giá về từng yếu tố giá trị của cuộc sống gia đình được nêu ra và gợi ý trả lời ở ba bậc không quan trọng quan trọng và rất quan trọng. Điều đó cho phép đo được tính khách quan cao trên cơ sở các đối tượng được nghiên cứu đã lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất. Câu hỏi đưa ra gồm 11 yếu tố giá trị của cuộc sống gia đình bao gồm các khía cạnh kinh tế đạo đức quan hệ cộng đồng học vấn và văn hoá. Tại hai điểm nghiên cứu ở tỉnh Thái Bình các số liệu thu thập được qua cuộc điều tra cho thấy rằng những người thuộc độ tuổi dưới 26 và 26-30 đánh giá cao ba yếu tố quan trọng nhất theo thứ tự như sau 1. Lao động giỏi kinh tế vững. 2. Thuận vợ thuận chồng. 3. Đạo đức trong sạch. Riêng những người ở độ tuổi dưới 26 thì yếu tố nhà cửa khang trang được chú ý ở mức độ ưu tiên thứ 4. Trong khi đó những người ở độ tuổi 26-30 dành mức độ ưu tiên thứ 4 cho hoà thuận xóm làng. Đối với dành mức độ ưu tiên thứ 5 cả hai độ tuổi đều dành cho yếu tố giá trị cha mẹ già được săn sóc tốt . Vậy điều gì dẫn đến sự khác biệt về mức độ ưu tiên thứ 4 giữa hai độ tuổi này Theo chúng tôi có thể những người ở độ tuổi dưới 26 do mới .